Hai thời kỳ của một kiếp chúng-sinh: Paṭisandhikāla – Pavattikāla

Hai thời kỳ của một kiếp chúng-sinh:

Paṭisandhikāla – Pavattikāla

1- Paṭisandhikāla: Thời kỳ tái-sinh kiếp sau chỉ có 1 sát-na-tâm mà thôi đó là thời kỳ bắt đầu một kiếp mới của mỗi chúng-sinh nói chung, con người nói riêng.

2- Pavattikāla: Thời kỳ sau khi đã tái-sinh kiếp-hiện-tại là khoảng thời gian sau khi đã tái-sinh và tiếp diễn suốt một kiếp cho đến khi chết, chấm dứt một kiếp chúng-sinh nói chung hoặc một kiếp người nói riêng.

* Một kiếp người trải qua 2 thời kỳ ấy như thế nào?

Được sinh làm kiếp người là do quả của dục-giới đại thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 dục-giới đại thiện-tâm.

Một kiếp người phải trải qua 2 thời kỳ: paṭisandhikāla và pavattikāla:

 1-Paṭisandhikāla: Thời kỳ tái-sinh đầu thai làm người  Trong thời-kỳ tái-sinh đầu thai (paṭisandhikāla), dục- giới đại-thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 dục-giới đại-thiện-tâm có khả năng cho quả là 9 quả-tâm8 dục-giới đại-quả-tâm và 1 suy-xét-tâm hợp với thọ xả thuộc về thiện-quả vô-nhân-tâm. 9 quả-tâm này gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh đầu thai kiếp sau (paṭisandhikicca) làm người hoặc làm chư thiên trong 6 cõi trời dục-giới.

Trường-hợp 9 tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) này làm phận-sự tái-sinh đầu thai làm người có 3 hạng người:

1– 4 dục-giới đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ làm phận-sự tái-sinh đầu thai làm người có tam-nhân (tihetuka-puggala): vô-tham, vô-sân, vô-si, có trí-tuệ từ khi tái-sinh đầu thai với sát-na-tâm đầu tiên vào lòng mẹ. Thai-nhi thuộc về hạng người có tam-nhân. Khi sinh ra đời, đứa trẻ trưởng thành vốn có trí-tuệ,

* Hạng người tam-nhân ấy nếu thực-hành pháp-hành thiền-định, có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, chứng đắc các phép-thần-thông.

* Hạng người tam-nhân ấy nếu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có khả năng chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán.

 

2– 4 dục-giới đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ làm phận-sự tái-sinh đầu thai làm người có nhị-nhân (dvi-hetukapuggala): vô-tham và vô-sân, không có trí-tuệ, từ khi tái-sinh đầu thai với sát-na-tâm đầu tiên vào lòng mẹ. Thai-nhi thuộc về hạng người có nhị-nhân. Khi sinh ra đời, đứa trẻ trưởng thành vốn không có trí-tuệ,

* Hạng người tam-nhân ấy nếu thực-hành pháp-hành thiền-định, không có khả năng chứng đắc bậc thiền nào.

* Hạng người tam-nhân ấy nếu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, không có khả năng chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế.

 

3– 1 suy-xét-tâm hợp với thọ xả thuộc thiện-quả vô-nhân-tâm làm phận-sự tái-sinh đầu thai làm người vô-nhân (ahetukapuggala) không có nhân nào trong 3 thiện nhân (vô-tham, vô-sân, vô-si), từ khi tái-sinh đầu thai với sát-na-tâm đầu tiên vào lòng mẹ. Thai-nhi thuộc về hạng người vô-nhân. Khi sinh ra đời, đứa trẻ trưởng thành là người đui mù, câm điếc, tật nguyền, đần độn, ngu muội, dốt nát, v.v…

Tái-Sinh Đầu Thai Làm Người

Trong thời kỳ tái-sinh đầu thai làm người với tái-sinh-tâm ấy đồng sinh với 3 sắc-phápsắc-thân (kāya-rūpa), sắc-nam-tính hoặc sắc-nữ-tính (bhavarūpa), sắc-ý-căn (hadayavatthu) cùng một lúc, nên có đầy đủ ngũ-uẩn tái sinh đầu thai. 

Cho nên, khi tái-sinh đầu thai làm người trong lòng mẹ lần đầu tiên, thai nhi đã được xác định là nam-tính hoặc nữ-tính (con trai hoặc con gái) từ khi tái-sinh đầu thai cùng với tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) sát-na-tâm đầu tiên vào lòng mẹ.

2- Pavattikāla: Thời kỳ sau khi đã tái-sinh làm người.

Trong thời kỳ sau khi đã tái-sinh đầu thai làm người (pavattikāla) kể từ sát-na-tâm sau trong bụng mẹ, thai-nhi càng ngày càng phát triển đến đủ ngày đủ tháng mới sinh ra khỏi lòng mẹ.

* Tính Chất Của Upapajjavedanīyakamma Và Aparāpariyavedanīyakamma:

* Ác-Nghiệp Và Quả Của Ác-Nghiệp

Người nào đã tạo ác-nghiệp nặng nào, chắc chắn phải trải qua vô số dục-giới lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt liên tục trải qua 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm (kāmajavanacitta) tạo ác-nghiệp nặng ấy, nên ác-nghiệp nặng ấy cũng có vô số. Người ấy sau khi chết, nếu ác-nghiệp nặng ấy có cơ hội cho quả, thì cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp-kế-tiếp (paṭisandhikāla) (kiếp thứ 2) trong cõi đại-địa-ngục, do ác-nghiệp nặng upapajjavedanīyakamma.

Đến khi mãn quả của ác-nghiệp nặng ấy, được thoát ra khỏi cõi đại-địa ngục ấy, rồi ác-nghiệp nặng ấy lại cho quả tái-sinh trong cõi tiểu-địa-ngục khác hoặc tái-sinh làm loài ngạ-quỷ, hoặc tái-sinh làm loài súc-sinh, v.v…do ác-nghiệp nặng aparāpariyavedanīyakamma ấy.

 * Ác-nghiệp nặng aparāpariyavedanīyakamma ấy có khả năng cho quả trong thời kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla) và cho quả cả trong thời kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp-hiện-tại ấy, kể từ kiếp thứ 3 và tiếp tục nhiều kiếp sau nữa không có hạn định, nếu ác-nghiệp nặng ấy còn có cơ hội cho quả của nghiệp.

* Kể từ kiếp thứ 3 tiếp tục nhiều kiếp về sau, nếu ác-nghiệp nặng aparāpariyavedanīyakamma ấy không có cơ-hội cho quả trong thời kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla) thì cũng vẫn còn có cơ-hội cho quả trong thời kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp-hiện-tại ấy, bởi vì ác-nghiệp nặng aparāpariyavedanīyakamma ấy là nghiệp cho quả kiếp sau tiếp tục kể từ kiếp thứ 3, từ kiếp này đến kiếp kia, cho đến kiếp chót của bậc Thánh-A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.

* Trong chú-giải ví dụ trường hợp:

Người nào đã tạo ác-nghiệp sát-sinh giết một con heo để ăn thịt. Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp sát-sinh giết heo ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục, do ác-nghiệp upapajjavedanīyakamma. Đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, được thoát ra khỏi cõi địa ngục. Khi thì ác-nghiệp ấy lại cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) sinh làm loài súc-sinh, khi thì đại-thiện-nghiệp cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) sinh làm làm người, v.v…. dù sinh kiếp nào cũng bị giết chết như vậy, số kiếp bị giết bằng số lông của con heo mà người ấy đã giết trong kiếp-quá-khứ.

Đó là do năng-lực của ác-nghiệp aparāpariyavedanīya-kamma sát-sinh giết heo của người ấy trong kiếp quá-khứ còn có cơ-hội cho quả của nghiệp.

* Đại-Thiện-Nghiệp Và Quả Của Đại-Thiện-Nghiệp

Chư Đức-Bồ-tát nào đã từng tạo các đại-thiện-nghiệp bố-thí, giữ giới trong sạch, v.v… thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật, chắc chắn trải qua vô số dục-giới lộ-trình-tâm phát sinh trải qua 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm (kāma-javanacitta) tạo mọi đại-thiện-nghiệp ấy.

Đức-Bồ-tát sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla) (kiếp thứ 2) làm thiên-nam trên cõi trời dục-giới, do đại-thiện-nghiệp upapajjavedanīyakamma.

Đến khi mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy, rồi đại-thiện-nghiệp ấy lại cho quả trong thời-kỳ tái-sinh (paṭi-sandhikāla) làm thiên-nam trên cõi trời dục-giới cao hơn, hoặc đầu thai vào lòng Chánh-cung Hoàng-hậu, v.v do đại-thiện-nghiệp aparāpariyavedanīvedanīyakamma.

* Đại-thiện-nghiệp aparāpariyavedanīyakamma ấy có khả năng cho quả trong thời kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và cho quả cả trong thời kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp-hiện-tại ấy, kể từ kiếp thứ 3 và tiếp tục nhiều kiếp sau nữa không có hạn định, nếu đại-thiện-nghiệp ấy còn có cơ hội cho quả của nghiệp.

* Kể từ kiếp thứ 3 tiếp tục nhiều kiếp về sau, nếu đại-thiện-nghiệp aparāpariyavedanīyakamma ấy không có cơ-hội cho quả trong thời kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla) thì cũng vẫn còn có cơ-hội cho quả trong thời kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp-hiện-tại ấy, bởi vì đại-thiện-nghiệp aparāpariyavedanīyakamma ấy là nghiệp cho quả kiếp sau tiếp tục kể từ kiếp thứ 3, từ kiếp này đến kiếp kia, cho đến kiếp chót của bậc Thánh-A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.

Đó là do năng-lực của đại-thiện-nghiệp aparāpariya-vedanīyakamma của người ấy trong kiếp quá-khứ.Trong vòng tử sinh luân hồi, chư Đức-Bồ-tát dù tái-sinh làm thiên-nam hoặc thiên-nữ hoặc làm người, kiếp nào cũng là người cao quý tiếp tục tạo các pháp-hạnh ba-la-mật cho đầy đủ trọn vẹn. Đến kiếp chót, được tái-sinh làm người gặp thời kỳ Đức-Phật xuất hiện trên thế gian, hoặc thời kỳ Phật-giáo hiện đang tồn tại trên thế gian, hậu kiếp của Đức-Bồ-tát phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam-bảo, xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Vị Tỳ-khưu ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới. Khi ấy, tất cả mọi ác-nghiệp, mọi thiện-nghiệp đã lưu-trữ ở trong tâm từ vô thuỷ cho đến kiếp-hiện-tại trước khi trở thành bậc Thánh-A-ra-hán đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma).

Dục-Giới Lộ-Trình-Tâm: Ý-môn lộ-trình-tâm
4- Ahosikamma: Vô-Hiệu-Quả-Nghiệp

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *