Pháp Hành Trung Đạo (Majjhimāpaṭipadā)
Pháp hành Trung Đạo (Majjhimāpaṭipadā) là một pháp hành chỉ có trong Phật giáo, hoàn toàn không có ngoài Phật giáo.
Trong bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta 1 ), Đức Phật dạy:
Hai Pháp Thấp Hèn (dve antā)
– “Này chư Tỳ khưu, có hai pháp cực đoan thuộc về hai biên kiến mà người xuất gia không nên hành theo. Hai pháp ấy như thế nào?
1- Một là, việc thường thụ hưởng lạc trong ngũ dục do tâm tham ái hợp với thường kiến, là pháp thấp hèn của hạng phàm nhân trong đời, không phải của bậc Thánh Nhân, không đem lại lợi ích an lạc nào.
2- Hai là, việc thường tự ép xác hành khổ mình do tâm sân hận và có đoạn kiến, thuộc pháp hành khổ hạnh của ngoại đạo, không phải của bậc Thánh Nhân, không đem lại lợi ích an lạc nào.
Pháp Hành Trung Đạo (Majjhimāpaṭipadā)
– Này chư Tỳ khưu, không thiên về hai pháp cực đoan thuộc hai biên kiến ấy, Như Lai đã hành theo pháp hành Trung Đạo, nên đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế bằng trí tuệ Siêu tam giới, làm cho tuệ nhãn phát sinh, trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền não, làm cho trí tuệ siêu việt thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và Niết Bàn.
Này chư Tỳ khưu, thế nào gọi là pháp hành Trung Đạo mà Như Lai đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế (bằng trí tuệ Siêu tam giới), làm cho tuệ nhãn phát sinh, trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền não, làm cho trí tuệ siêu việt thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và Niết Bàn.
Này chư Tỳ khưu, pháp hành Trung Đạo đó chính là Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng là:
1– Chánh kiến
2- Chánh tư duy
3- Chánh ngữ
4- Chánh nghiệp
5- Chánh mạng
6- Chánh tinh tấn
7- Chánh niệm
8- Chánh định
Này chư Tỳ khưu, nhờ pháp hành Trung Đạo là Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng này, mà Như Lai đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế (bằng trí tuệ Siêu tam giới), làm cho tuệ nhãn phát sinh, trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền não, làm cho trí tuệ siêu việt thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo -, Thánh Quả và Niết Bàn”.
Trong bài kinh này, Đức Thế Tôn dạy pháp hành Trung Đạo đó chính là Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; 8 chánh này là 8 tâm sở đồng sinh cùng một lúc trong Tâm Thánh Đạo và Tâm Thánh Quả có đối tượng Niết Bàn.
Trong Tâm Thánh Đạo, Tâm Thánh Quả có 36 tâm sở đồng sinh, trong 36 tâm sở này có:
– Tâm sở trí tuệ gọi là chánh kiến: Trí tuệ chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế.
– Tâm sở hướng tâm (vitakka) gọi là chánh tư duy: Tư duy thoát ra khỏi ngũ dục, tư duy không làm khổ mình, khổ người, tư duy không làm hại mình, hại người.
– Tâm sở chánh ngữ gọi là chánh ngữ: Lời nói chân chánh là tránh xa sự nói dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích.
– Tâm sở chánh nghiệp gọi là chánh nghiệp: Hành nghiệp chân chánh là tránh xa sự sát sinh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm.
– Tâm sở chánh mạng gọi là chánh mạng: Nuôi mạng chân chánh, tránh xa cách sống tà mạng do hành ác.
– Tâm sở tinh tấn gọi là chánh tinh tấn, đó là:
– Tinh tấn ngăn ác pháp chưa sinh thì không cho phát sinh.
– Tinh tấn diệt ác pháp đã sinh.
– Tinh tấn làm cho thiện pháp chưa sinh thì phát sinh.
– Tinh tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã sinh.
– Tâm sở niệm gọi là chánh niệm: Niệm chân chánh là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.
– Tâm sở nhất tâm gọi là chánh định: Định chân chánh, là định tâm trong 5 bậc thiền Siêu tam giới, có Niết Bàn làm đối tượng.
8 tâm sở có tên 8 chánh này cùng với 28 tâm sở khác đồng sinh trong Tâm Thánh Đạo – Tâm Thánh Quả, có đối tượng Niết Bàn. 8 tâm sở này đặc biệt chỉ đồng sinh trong Tâm Thánh Đạo và Tâm Thánh Quả thuộc tâm Siêu tam giới mà thôi. Ngoài tâm Siêu tam giới ra, 8 tâm sở này không bao giờ đồng sinh cùng một lúc trong tâm dục giới, tâm sắc giới, vô tâm sắc giới, bởi vì 3 tâm sở tiết chế: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng mỗi tâm này riêng rẽ đồng sinh với tâm đại thiện dục giới, mà không đồng sinh với tâm sắc giới và tâm vô sắc giới. Do đó, Bát Chánh Đạo không đồng sinh cùng một lúc trong tâm tam giới.
Pháp hành Trung Đạo đó là Thánh Đạo hợp đủ 8 chánh đồng sinh với Tâm Thánh Đạo và Tâm Thánh Quả có Niết Bàn làm đối tượng; pháp hành Bát Chánh Đạo trong Tâm Thánh Đạo và Tâm Thánh Quả, không phải là pháp hành bắt đầu thực hành, cũng không phải là pháp hành đang thực hành, mà là pháp hành đã thực hành xong, đã hoàn thành xong phận sự Tứ Thánh Đế, là pháp thành (paṭivedha), kết quả của pháp hành (paṭipatti).
Như vậy, pháp hành Trung Đạo này (pháp hành Bát Chánh Đạo hợp đủ 8 chánh) ở giai đoạn cuối.
Vậy giai đoạn đầu của pháp hành Trung Đạo hoặc pháp hành Bát Chánh Đạo là pháp nào?
Pháp hành Trung Đạo có 2 giai đoạn:
1- Giai đoạn đầu của pháp hành Trung Đạo là pháp hành Tứ Niệm Xứ: Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Tứ Niệm Xứ này chính là chánh niệm trong Bát Chánh Đạo. Như vậy, giai đoạn đầu của pháp hành Trung Đạo hoặc pháp hành Bát Chánh Đạo là hành giả bắt đầu thực hành theo chánh niệm: Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp; thân, thọ, tâm, pháplàm đối tượng của chánh niệm, còn thuộc pháp trong tam giới.
2- Giai đoạn cuối của pháp hành Trung Đạo là pháp hành Bát Chánh Đạo hợp đầy đủ 8 chánh: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định đồng sinh cùng một lúc với Tâm Thánh Đạo và Tâm Thánh Quả có đối tượng Niết Bàn, thuộc pháp Siêu tam giới.
Pháp Hành Tứ Niệm Xứ – Pháp Hành Thiền Tuệ
Pháp hành Tứ Niệm Xứ có đối tượng thân thuộc về sắc pháp, thọ thuộc về danh pháp, tâmthuộc về danh pháp, pháp thuộc về sắc pháp – danh pháp. Hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ có đối tượng thân, thọ, tâm, pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn. Và hành giả thực hành thiền tuệ có đối tượng sắc pháp, danhpháp cũng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.
Như vậy, pháp hành Tứ Niệm Xứ và pháp hành thiền tuệ có đối tượng và kết quả hoàn toàn giống nhau, chỉ có khác nhau về tên gọi 2 pháp hành mà thôi.
Hành không đúng theo pháp hành Trung Đạo như thế nào?
Sự thật, tất cả mọi đối tượng thân, thọ, tâm, pháp hoặc danh pháp, sắc pháp trong tam giới đều là Khổ đế, là pháp nên biết như nhau cả thảy, không hơn không kém. Nhưng có số hành giả không hiểu rõ sự thật chân lý Khổ đế này, nên thích đối tượng danh pháp, sắc pháp này; không thích đối tượng danh pháp, sắc pháp kia; tâm không biết trung dung trong tất cả mọi đối tượng danh pháp, sắc pháp. Cho nên, họ thực hành thiền tuệ khi thì có tâm tham, hài lòng trong đối tượng danh pháp, sắc pháp này; khi thì có tâm sân, không hài lòng trong đối tượng danh pháp, sắc pháp kia.
Như vậy, hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ hoặc thực hành thiền tuệ đã thiên về hai pháp cực đoan: Tâm tham (hài lòng) và tâm sân (không hài lòng), cho nên hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ hoặc thực hành thiền tuệ không đúng theo pháp hành Trung Đạo.
Thật vậy, khi tâm tham hoặc tâm sân phát sinh đều luôn luôn có tâm sở si (vô minh) đồng sinh với tâm ấy, bao trùm phủ kín thực tánh của danh pháp, sắc pháp, cho nên không thể chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế.
Ví dụ:
Hành giả đang thực hành thiền tuệ có đối tượng 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm.
Khi đang ngồi có sắc ngồi là dáng ngồi, tư thế ngồi làm đối tượng của thiền tuệ. Nếu hành giả thích sắc ngồi, thì tâm tham (hài lòng đối tượng sắc ngồi ấy) phát sinh, chắc chắn có tâm sở si đồng sinh bao trùm phủ kín thực tánh của sắc ngồi, thuộc sắc pháp ấy.
Một khi có phóng tâm phát sinh (nghĩ đến chuyện khác) phải buông bỏ đối tượng sắc ngồi. Nếu hành giả không thích phóng tâm, thì tâm sân (không hài lòng đối tượng phóng tâm ấy) phát sinh, chắc chắn có tâm sở si đồng sinh bao trùm phủ kín thực tánh của phóng tâm, danh pháp ấy. Cho nên, hành giả thực hành thiền tuệ không diệt được tâm tham (hài lòng) và tâm sân (không hài lòng) cùng với tâm sở si trong danh pháp, sắc pháp ấy.
Như vậy, hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ hoặc thực hành thiền tuệ không đúng theo pháp hành Trung Đạo, bởi vì thiên về 2 pháp cực đoan: Tâm tham(hài lòng) và tâm sân (không hài lòng) trong danh pháp, sắc pháp.
Hành đúng theo pháp hành Trung Đạo như thế nào?
Hành giả thực hành thiền tuệ có 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ.
Sự thật, tất cả mọi danh pháp, sắc pháp trong tam giới đều là Khổ đế, là pháp nên biết như nhau cả thảy, không hơn không kém. Có một số hành giả hiểu rõ sự thật chân lý Khổ đế này, nên không coi trọng đối tượng danh pháp, sắc pháp này; cũng không coi nhẹ đối tượng danh pháp, sắc pháp kia, tâm biết trung dung trong tất cả mọi đối tượng danh pháp, sắc pháp; cho nên, khi họ thực hành thiền tuệ dầu danh pháp, sắc pháp nào cũng ngăn ngừa được tâm tham(hài lòng) và tâm sân (không hài lòng) cùng với tâm sở si (vô minh) không cho nương nhờ nơi đối tượng danh pháp, sắc pháp ấy, và không cho nương nhờ nơi chủ thể chánh niệm trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ đối tượng ấy. Do đó, trí tuệ thiền tuệ phát sinh, thấy rõ, biết rõ thực tánhcủa danh pháp, sắc pháp ấy, đồng thời diệt được tâm tham (hài lòng) và tâm sân (không hài lòng) cùng với tâm sở si trong đối tượng danh pháp, sắc pháp ấy.
Hành giả thực hành thiền tuệ giai đoạn đầu đúng theo pháp hành Trung Đạo, vì không thiên về 2 pháp cực đoan: Tâm tham (hài lòng) và tâm sân (không hài lòng) dẫn đến sự phát sinh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, của sắc pháp đúng theo sự thật Chân nghĩa pháp; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, của sắc pháp; thấy rõ, biết rõtrạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, của sắc pháp, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và Niết Bàn, đến giai đoạn cuối của pháp hành Trung Đạo.
Ví dụ:
Hành giả đang thực hành thiền tuệ có đối tượng 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm.
Khi đang ngồi có sắc ngồi là dáng ngồi, tư thế ngồi làm đối tượng của thiền tuệ; hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực nhận, trực giác ngay dáng ngồi, tư thế ngồi thuộc về sắc pháp phát sinh từ tâm, gọi là sắc ngồi. Hành giả không coi trọng sắc ngồi, nên tâm tham (hài lòng) cùng với tâm sở si không thể nương nhờ nơi sắc ngồi (sắc pháp).
Khi ấy, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác đồng sinh trong tâm đại thiện trong sạch có đối tượng dáng ngồi, tư thế ngồi thuộc về sắc pháp.
Nếu khi có phóng tâm phát sinh (nghĩ đến chuyện khác) phải buông bỏ đối tượng sắc ngồi; hành giả không coi nhẹ phóng tâm nên tâm sân (không hài lòng) cùng với tâm sở si không thể nương nhờ nơi phóng tâm (danh pháp). Cho nên, chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ đối tượng phóng tâm (vừa mới diệt) thuộc về danh pháp. Như vậy, dù đối tượng thay đổi từ sắc ngồi diệt, phóng tâm sinh, song chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác vẫn không thay đổi, bởi vì, hành giả có trí tuệ hiểu biết rõ tất cả mọi danh pháp, mọi sắc pháp đều có thực tánh, có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng thái chung: Trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái. Nhờ sự hiểu biết đúng như vậy, khi hành giả thực hành thiền tuệ giai đoạn đầu đúng theo pháp hành Trung Đạo, vì không thiên về 2 pháp cực đoan, nên diệt được tâm tham (hài lòng) trong sắc ngồi (sắc pháp), và diệt được tâm sân(không hài lòng) trong phóng tâm (danh pháp), đồng thời diệt được tâm si trong danh pháp, sắc pháp. Do đó, trí tuệ thiền tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp đúng theo sự thật Chân nghĩa pháp; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, dẫn đến giai đoạn cuối của pháp hành Trung Đạo, để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và Niết Bàn.
Pháp hành Giới – Định – Tuệ
Pháp hành giới – định – tuệ có 2 loại:
1- Pháp hành giới – định – tuệ trong tam giới.
2- Pháp hành giới – định – tuệ trong Siêu tam giới.
1- Pháp hành giới – định – tuệ trong tam giới như thế nào?
Khi hành giả hành pháp hành giới – định – tuệ trong tam giới, thì hành giả phải hành theo tuần tự: Hành giới – hành định – hành tuệ.
* Pháp hành giới thuộc phần đầu cần được thực hành trước tiên, đó là tác ý tâm thiện giữ gìn thân và khẩu không phạm giới, để làm cho thân và khẩu được trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, để làm nền tảng cho pháp hành thiền định.
* Pháp hành định thuộc phần giữa, đó là pháp hành thiền định (sau pháp hành giới), có khả năng chứng đắc các bậc thiền hữu sắc, bậc thiền vô sắc, còn có thể làm nền tảng cho pháp hành thiền tuệ.
Định (samādhi) có 3 loại:
– Cận định (upacārasamādhi): Định tâm trong một đề mục thiền định duy nhất đến giai đoạn phát sinh trong tâm từ uggahanimitta: Đối tượng thô tương tự biến thành paṭibhā-ganimitta: Đối tượng vi tế trong sáng.
– An định (appanāsamādhi): Định tâm trong một đề mục thiền định duy nhất có đối tượng paṭibhāganimitta: Đối tượng vi tế trong sáng trong tâm, có khả năng chứng đắc các bậc thiền hữu sắc.
2 loại định tâm này thuộc về pháp hành thiền định, có khả năng làm nền tảng cho pháp hành thiền tuệ.
– Sát-na định (khaṇikasamādhi): Định tâm trong đối tượng mỗi danh pháp hoặc mỗi sắc pháp trong thời gian ngắn ngủi tùy theo nhân duyên của nó. Sát-na định này thuộc về pháp hành thiền tuệ.
* Pháp hành tuệ thuộc phần cuối, đó là pháp hành thiền tuệ (sau pháp hành định). Pháp hành thiền tuệ có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn. Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt, hành giả thực hành thiền tuệ trước, thiền định sau hoặc thực hành thiền định và thiền tuệ cả hai đi đôi với nhau 1 …
2- Pháp hành giới – định – tuệ trong Siêu tam giới như thế nào?
Pháp hành Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, hợp đủ 8 chánh đồng sinh với 4 Tâm Thánh Đạo và 4 Tâm Thánh Quả có đối tượng Niết Bàn, thuộc về Siêu tam giới pháp.
Trong Bát Chánh Đạo này có phần giới – định – tuệ như sau:
– Chánh kiến, chánh tư duy thuộc về phần pháp hành tuệ.
– Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về phần pháp hành giới.
– Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định thuộc về phần pháp hành định.
Pháp hành Bát Chánh Đạo trong Siêu tam giới này sắp đặt chánh kiến lên hàng đầu, vì nó đóng vai trò chính yếu trong sự chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và có đối tượng Niết Bàn. Chánh kiến ấy làm nền tảng hỗ trợ cho chánh tư duy, chánh tư duy hỗ trợ cho chánh ngữ; chánh ngữ hỗ trợ cho chánh nghiệp; chánh nghiệp hỗ trợ cho chánh mạng, chánh mạng hỗ trợ cho chánh tinh tấn, chánh tinh tấn hỗ trợ cho chánh niệm, chánh niệm hỗ trợ cho chánh định, đó là 8 tâm sở đồng sinh, đồng diệt, đồng đối tượng Niết Bàn, đồng nơi sinh với 4 Tâm Thánh Đạo, với 4 Tâm Thánh Quả thuộc tâm Siêu tam giới, đồng thời không trước không sau, thuộc về pháp thành (paṭivedhadhamma).
Ví dụ:
Một thang thuốc chữa bệnh gồm có 8 vị thuốc, trong đó có một vị thuốc chính để trị bệnh, còn 7 vị thuốc phụ trợ. Khi đem bỏ 8 vị thuốc vào siêu, đổ thêm 3 chén nước sắc thuốc cạn xuống còn 8 phân. Trong chén thuốc 8 phân này, có vị thuốc chính cùng hòa với 7 vị thuốc phụ kia. Khi uống thuốc, cùng một lần, không thể phân biệt được uống vị nào trước, vị nào sau như thế nào, Bát Chánh Đạo có ba phần: Hành tuệ, hành giới, hành định đồng sinh với tâm Siêu tam giới cũng như thế ấy, đồng thời không trước, không sau.
Tóm lại con đường giải thoát khổ hoàn toàn là con đường pháp hành Trung Đạo có 2 giai đoạn:
* Giai đoạn đầu: Thực hành pháp hành Tứ Niệm Xứ hoặc pháp hành thiền tuệ.
* Giai đoạn cuối: Pháp hành Bát Chánh Đạo hợp đủ 8 chánh trong 4 Tâm Thánh Đạo và 4 Tâm Thánh Quả có đối tượng Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tái sinh kiếp sau; mới thật là giải thoát khổ hoàn toàn.
Khổ Đế – Diệt Khổ Đế
Trong Phật giáo, khổ là sự thật chân lý hiện hữu trong chấp thủ ngũ uẩn này gọi là Khổ đế.
Diệt khổ là sự thật chân lý Niết Bàn diệt nhân sinh khổ, gọi là diệt Khổ đế.
Khổ đế là chấp thủ trong ngũ uẩn là pháp nên biết; diệt Khổ đế là Niết Bàn diệt nhân sinh khổ là pháp nên chứng ngộ.
Trích dẫn cuộc đàm thoại giữa vị Đạo sĩ Jumbukhādaka với Ngài Đại đức Sāriputta trong đoạn kinh Kimatthiyasutta 1 như sau:
Một thuở nọ, Ngài Đại đức Sāriputta đang trú tại làng Nālakagāmaka trong xứ Magadha. Khi ấy vị Đạo sĩ Jumbukhādaka đến hầu thăm Ngài Đại đức Sāriputta bèn bạch hỏi rằng:
– “Kimatthiyaṃ āvuso Sāriputta samaṇe Gotame brahmacariyaṃ vussati?”
– “Bạch Đại đức Sāriputta, Ngài xuất gia hành phạm hạnh nơi Đức Samôn Gotama có được lợi ích như thế nào? Bạch Ngài”.
Ngài Đại đức Sāriputta trả lời rằng:
– Dukkhassa kho āvuso pariññatthaṃ Bhavagati brahmacariyaṃ vussati.
– Này vị Đạo sĩ thân mến, xuất gia hành phạm hạnh nơi Đức Thế Tôn cốt để biết rõ Khổ đế.
– Bạch Đại đức Sāriputta, pháp hành để biết rõ Khổ đế ấy như thế nào? Bạch Ngài.
– Này vị Đạo sĩ thân mến, pháp hành để biết rõ Khổ đế ấy là pháp hành Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
Này vị Đạo sĩ thân mến! Chỉ có pháp hành Bát Chánh Đạo hợp đủ 8 chánh này mới biết rõ Khổ đế mà thôi”.
Vị Đạo sĩ Jumbukhādaka tán dương ca tụng pháp hành Bát Chánh Đạo cao thượng để biết rõ được Khổ đế.
* Trong một bài kinh khác, bài kinh Nibbānapañhāsutta 2 , vị Đạo sĩ Jumbukhādaka bạch hỏi Ngài Đại đức Sāriputta rằng:
– “Kính bạch Đại đức Sāriputta, thế nào gọi là Niết Bàn? Bạch Ngài.
– Này vị Đạo sĩ thân mến, diệt tận tham ái, diệt tận sân hận, diệt tận si mê gọi là Niết Bàn.
– Kính bạch Đại đức Sāriputta, pháp hành để chứng ngộ Niết Bàn như thế nào? Bạch Ngài.
– Này vị Đạo sĩ thân mến, pháp hành để chứng ngộ Niết Bàn diệt tận tham ái, diệt tận sân hận, diệt tận si mê là pháp hành Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Chỉ có pháp hành Bát Chánh Đạo hợp đủ 8 chánh này mới chứng ngộ Niết Bàn mà thôi”.
Vị Đạo sĩ Jumbukhādaka tán dương ca tụng pháp hành Bát Chánh Đạo cao thượng để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
* Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại giảng đường Kutāgāra trong khu rừng lớn gần kinh thành Vesāli. Khi ấy Ngài Đại đức Anurādha đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ, Đức Thế Tôn thuyết giảng về pháp ngũ uẩn là vô thường, khổ, không nên chấp thủ trong pháp ấy là của ta, là ta, là tự ngã của ta.
Đức Thế Tôn hỏi từng mỗi uẩn, và Ngài Đại đức Anurādha đã trả lời đúng từng mỗi uẩn. Cho nên Đức Thế Tôn đã khen ngợi và khẳng định rằng:
“Sādhu! Sādhu! Anurādha pubbe cā’haṃ Anurādha, etarahi ca dukkhañceva paññāpemi dukkhassa ca nirodhaṃ 1 ”.
“Lành thay! Lành thay! Anurādha,
Này Anurādha, từ trước cho đến nay, Như Lai chỉ chế định thuyết dạy Khổ đế và diệt Khổ đế mà thôi”.
Qua đoạn kinh trên, Đức Phật đề cập 2 pháp chính yếu là Khổ Thánh Đế và Diệt Khổ Thánh Đế trong Tứ Thánh Đế.
Khổ Thánh Đế là chấp thủ trong ngũ uẩn, là pháp mà bậc Thánh Nhân có phận sự nên biết, thì đã biết xong rồi, đã hoàn thành xong phận sự biết Khổ Thánh Đế.
Diệt Khổ Thánh Đế là Niết Bàn, là pháp mà bậc Thánh Nhân có phận sự nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ xong rồi, đã hoàn thành xong phận sự chứng ngộ Diệt Khổ Thánh Đế.
Tham ái là nhân sinh Khổ Thánh Đế, chỉ có thể diệt đoạn tuyệt được khi bậc Thánh Nhân đã hoàn thành xong phận sự biết Khổ Thánh Đế và đã hoàn thành xong phận sự chứng ngộ Diệt Khổ Thánh Đế mà thôi.
Bậc Thánh Nhân đã biết Khổ Thánh Đế, đã diệt Nhân sinh Khổ Thánh Đế, đã chứng ngộ Diệt Khổ Thánh Đế, thì chắc chắn đã hoàn thành xong phận sự thực hành Pháp hành Diệt Khổ Thánh Đế. Bậc Thánh Nhân đã hoàn thành xong mọi phận sự Tứ Thánh Đế đồng thời cùng một lúc không trước không sau.
Hành giả thực hành thiền tuệ, khi phát sinh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp là Khổ đế; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, của sắc pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, của sắc pháp, của ngũ uẩn; phát sinh trí tuệ thiền tuệ nhàm chán trong ngũ uẩn (nibbidānupassanāñāṇa), tiếp theo trí tuệ thiền tuệ mong muốn giải thoát khỏi ngũ uẩn, mọi danh pháp, sắc pháp trong tam giới, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, trở thành bậc Thánh Arahán, sẽ tịch diệt Niết Bàn chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
Như vậy, trí tuệ thiền tuệ biết khổ trong ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp, thì trí tuệ thiền tuệ mới nhàm chán ngũ uẩn, mong giải thoát khổ khỏi ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp này được. Ngược lại, nếu say mê trong ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp, thì bị chìm đắm trong ngũ uẩn, không giải thoát khổ khỏi ngũ uẩn. Như trong bài kinh Abhinandasutta 2 .
Khổ – Giải Thoát Khổ
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh thành Sāvatthi, thuyết dạy rằng:
– “Này chư Tỳ khưu, người nào say mê trong sắc uẩn, người ấy say mê trong khổ của sắc uẩn. Người nào say mê trong khổ của sắc uẩn, Như Lai gọi người ấy không thể giải thoát khổ khỏi sắc uẩn được.
– Người nào say mê trong thọ uẩn, người ấy say mê trong khổ của thọ uẩn. Người nào say mê trong khổ của thọ uẩn, Như Lai gọi người ấy không thể giải thoát khổ khỏi thọ uẩn được.
– Người nào say mê trong tưởng uẩn, người ấy say mê trong khổ của tưởng uẩn. Người nào say mê trong khổ của tưởng uẩn, Như Lai gọi người ấy không thể giải thoát khổ khỏi tưởng uẩn được.
– Người nào say mê trong hành uẩn, người ấy say mê trong khổ của hành uẩn. Người nào say mê trong khổ của hành uẩn, Như Lai gọi người ấy không thể giải thoát khổ khỏi hành uẩn được.
– Người nào say mê trong thức uẩn, người ấy say mê trong khổ của thức uẩn. Người nào say mê trong khổ của thức uẩn, Như Lai gọi người ấy không thể giải thoát khổ khỏi thức uẩn được.
– Này chư Tỳ khưu, người nào không say mê (nhàm chán) trong sắc uẩn, người ấy không say mê (nhàm chán) trong khổ của sắc uẩn. Người nào không say mê (nhàm chán) trong khổ của sắc uẩn, Như Lai gọi người ấy có thể giải thoát khổ khỏi sắc uẩn được.
– Người nào không say mê (nhàm chán) trong thọ uẩn, người ấy không say mê (nhàm chán) trong khổ của thọ uẩn. Người nào không say mê (nhàm chán) trong khổ của thọ uẩn, Như Lai gọi người ấy có thể giải thoát khổ khỏi thọ uẩn được.
– Người nào không say mê (nhàm chán) trong tưởng uẩn, người ấy không say mê (nhàm chán) trong khổ của tưởng uẩn. Người nào không say mê (nhàm chán) trong khổ của tưởng uẩn, Như Lai gọi người ấy có thể giải thoát khổ khỏi tưởng uẩn được.
– Người nào không say mê (nhàm chán) trong hành uẩn, người ấy không say mê (nhàm chán) trong khổ của hành uẩn. Người nào không say mê (nhàm chán) trong khổ của hành uẩn, Như Lai gọi người ấy có thể giải thoát khổ khỏi hành uẩn được.
– Người nào không say mê (nhàm chán) trong thức uẩn, người ấy không say mê (nhàm chán) trong khổ của thức uẩn. Người nào không say mê (nhàm chán) trong khổ của thức uẩn, Như Lai gọi người ấy có thể giải thoát khổ khỏi thức uẩn được”.
Đức Phật dạy: Tóm lại, chấp thủ trong ngũ uẩn là Khổ đế, người nào say mê trong uẩn nào là say mê trong khổ của uẩn ấy. Như vậy, tâm sở trí tuệ (paññācetasika) thuộc trong hành uẩn, hành giả phát sinh tâm hoan hỷ, hài lòng trong trí tuệ sở đắc của mình, nghĩa là tâm hoan hỷ hài lòng trong khổ của hành uẩn ấy. Cho nên Đức Phật dạy: Ñāṇamattāya 1 (Trí tuệ cũng chỉ để biết rõ thực tánh của các pháp mà thôi).
Trí tuệ này cũng có trạng thái chung là trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, chung quy cũng chỉ có Khổ đế mà thôi, huống hồ các pháp khác. (chắc chắn cũng chỉ có Khổ đế)
Do đó, Đức Phật dạy không nên say mê, nên nhàm chán trong ngũ uẩn, thì mới mong giải thoát khỏi khổ của ngũ uẩn.
Ngũ Uẩn (Pañcakkhandha)
Ngũ uẩn nghĩa là 5 thành phần khác nhau đồng sinh đồng diệt với nhau.
Ngũ uẩn có 2 loại:
1- Ngũ uẩn (pañcakkhandha) có chi pháp trong 4 Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma): Tâm, tâm sở, sắc pháp và Niết Bàn như sau:
– Sắc uẩn có chi pháp là 28 sắc pháp.
– Thọ uẩn có chi pháp là tâm sở thọ đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.
– Tưởng uẩn có chi pháp là tâm sở tưởng đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.
– Hành uẩn có chi pháp là các tâm sở hành (không có tâm sở thọ và tâm sở tưởng) đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.
– Thức uẩn có chi pháp là 89 hoặc 121 tâm.
Niết Bàn không thuộc về uẩn nào, gọi là khandhavimutta (ngoại 5 uẩn). Bởi vì Niết Bàn có tính chất như sau:
* Niết Bàn là pháp vô vi (asaṅkhatadhamma) không bị cấu tạo do bởi 4 nguyên nhân nghiệp, tâm, thời tiết và vật thực.
* Niết Bàn là pháp không sinh không diệt.
* Niết Bàn là pháp không có 3 thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) gọi là kālavimutta.
* Niết Bàn là đối tượng bên ngoài gọi là bahiddhā.
* Niết Bàn là đối tượng vi tế gọi là sukhuma.
* Niết Bàn là đối tượng cao thượng gọi là paṇita.
* Niết Bàn là đối tượng xa gọi là dūra, v.v…
Đó là những tính chất riêng biệt của Niết Bàn, cho nên không thuộc về uẩn nào.
2- Chấp thủ ngũ uẩn hoặc chấp thủ trong ngũ uẩn (pañcupādānakkhandha) là đối tượng chấp thủ của tham ái và tà kiến, có chi pháp trong 4 Chân nghĩa pháp như sau:
– Chấp thủ sắc uẩn là chấp thủ trong sắc uẩn có chi pháp là 28 sắc pháp.
– Chấp thủ thọ uẩn là chấp thủ trong thọ uẩn có chi pháp là tâm sở thọ đồng sinh với 81 tâm tam giới (không có 8 hoặc 40 tâm Siêu tam giới).
– Chấp thủ tưởng uẩn là chấp thủ trong tưởng uẩn có chi pháp là tâm sở tưởng đồng sinh với 81 tâm tam giới.
– Chấp thủ hành uẩn là chấp thủ trong hành uẩn có chi pháp là 50 tâm sở (không có tâm sở thọ và tâm sở tưởng) đồng sinh với 81 tâm tam giới.
– Chấp thủ thức uẩn là chấp thủ trong thức uẩn có chi pháp là tất cả 81 tâm tam giới.
Tâm cùng tâm sở sinh rồi diệt liên tục không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, từ kiếp vô thuỷ cho đến kiếp hiện tại này. Nếu chúng sinh còn vô minh tăm tối bao trùm phủ kín chân lý Tứ Thánh Đế: Còn tham ái như sợi dây buộc cổ dẫn dắt theo 6 đối tượng đáng hài lòng làm cho say mê, thì sự tử sinh luân hồi nối tiếp mãi mãi vô chung.
Mỗi lần chỉ có 1 tâm (citta) sinh, trong mỗi tâm chắc chắn có một số tâm sở (cetasika) tương ứng đồng sinh với tâm ấy, đồng diệt với tâm ấy, đồng một đối tượng, đồng một nơi nương nhờ phát sinh.
Tâm nào sinh là thức uẩn sinh, trong tâm ấy chắc chắn có một số tâm sở tương ứng đồng sinh là:
* Tâm sở thọ là thọ uẩn.
* Tâm sở tưởng là tưởng uẩn.
* Tâm sở còn lại đồng sinh là hành uẩn.
Như vậy, mỗi tâm sinh có 4 uẩn sinh.
Đối với tất cả mọi chúng sinh trong 11 cõi dục giới và 15 cõi sắc giới (ngoại trừ cõi Vô Tưởng Thiên) tâm cùng tâm sở đồng sinh cần phải nương nhờ 1 trong 6 nơi sinh (vatthu) để phát sinh, nơi sinh này là sắc uẩn.
Ví dụ: Nhãn thức tâm phát sinh, có 7 tâm sở đồng sinh với nhãn thức tâm; nương nhờ nơi sắc nhãn căn (cakkhuvatthu) để phát sinh, được phân tích theo ngũ uẩn như sau:
– Nhãn thức tâm thuộc về thức uẩn.
– Tâm sở thọ đồng sinh với nhãn thức tâm thuộc về thọ uẩn.
– Tâm sở tưởng đồng sinh với nhãn thức tâm thuộc về tưởng uẩn.
– 5 tâm sở còn lại là tâm sở xúc, tâm sở tác ý, tâm sở nhất tâm, tâm sở mạng chủ và tâm sở ý hành thuộc về hành uẩn.
– Sắc nhãn căn (cakkhuvatthu) thuộc về sắc uẩn.
Tâm (citta) có 89 hoặc 121 tâm và tâm sở (cetasika) có 52 tâm sở. Trong số tâm và tâm sở ấy, 10 thức tâm (2 nhãn thức tâm + 2 nhĩ thức tâm + tỷ thức tâm + 2 thiệt thức tâm + 2 thân thức tâm) có số tâm sở ít nhất chỉ có 7 tâm sở đồng sinh với 10 tâm ấy; và 2 tâm đại thiện dục giới cùng với hỷ hợp với trí tuệ, có số tâm sở đồng sinh nhiều nhất, có 38 tâm sở đồng sinh với 2 tâm ấy.
Mỗi tâm và tâm sở đồng sinh có nghĩa là 4 danh uẩn (thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn) đồng sinh; tâm và tâm sở đồng diệt cũng có nghĩa là 4 danh uẩn đồng diệt; tâm và tâm sởkhông thể tách rời nhau được có nghĩa là 4 danh uẩn cũng không thể tách rời nhau được.
Tâm và tâm sở sinh rồi diệt vô cùng mau lẹ. Trong Chú giải Đồng Loại Bộ Kinh dạy: Chỉ một lần búng đầu móng tay, tâm + tâm sở sinh rồi diệt 1.000 tỷ lần 1 .
Đối với chúng sinh trong 11 cõi dục giới và phạm thiên trong 15 cõi trời sắc giới (trừ cõi Vô Tưởng Thiên), nếu tâm nương nhờ nơi vatthurūpa: Sắc căn nào phát sinh, thì sắc căn ấy cùng với các sắc pháp khác là sắc uẩn. Ngũ uẩn nương nhờ lẫn nhau để tồn tại trong mỗi kiếp. Tâm cùng tâm sở, 4 danh uẩn, sinh rồi diệt, thay đổi liên tục không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, nếu chúng sinh còn tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, còn sắc uẩn cũng sinh rồi diệt, liên tục không ngừng nhưng chỉ có giới hạn chắc chắn trong mỗi kiếp mà thôi.
Sự bắt đầu của mỗi kiếp tính từ khi tái sinh (paṭisandhi) và giới hạn cuối cùng của mỗi kiếp là tử (cuti) (chết).
Từ vô số kiếp trước liên quan đến kiếp sau bằng tâm và tâm sở, 4 danh uẩn sinh rồi diệt liên tục không ngừng từ đời này sang đời khác, mà không liên quan đến sắc uẩn của mỗi kiếp.
Ví dụ: Tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức Bồ Tát có kiếp sinh làm vua, có kiếp sinh làm con voi chúa, con chim, v.v… tuỳ theo năng lực của nghiệp thiện, nghiệp ác cho quả tái sinh.
Dù kiếp nào Đức Bồ Tát cũng tiếp tục tạo mọi pháp hạnh ba-la-mật để chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Ta và Của Ta (Atta và Attaniya)
1- Atta: Ngã, ta là do tà kiến thấy sai chấp lầm từ sắc pháp cho là ta; từ danh pháp cho là ta; từ ngũ uẩn cho là ta, gọi là tà kiến chấp ngã (attadiṭṭhi) hoặc tà kiến theo chấp ngã(attānudiṭṭhi). Khi có tà kiến chấp ngã ta, thì cũng chấp người, chúng sinh, v.v…
Theo đúng sự thật Chân nghĩa pháp (Paramatthasacca), thì không phải ta, không phải người, không phải chúng sinh nào, vật nào cả, chỉ có danh pháp 2 , sắc pháp mà thôi.
Đức Phật dạy:
“Sabbe dhammā anattā: Tất cả các pháp đều là vô ngã”.
Dhammā: Các pháp gồm có pháp hữu vi và pháp vô vi.
Pháp hữu vi (saṅkhatadhamma) đó là tâm, tâm sở; sắc pháp là những pháp được cấu tạo do bởi 4 nguyên nhân: Nghiệp, tâm, thời tiết và vật thực đều là pháp vô ngã.
Pháp vô vi (asaṅkhatadhamma) đó là Niết Bàn và Chế định pháp, là những pháp không bị cấu tạo do bởi 4 nguyên nhân: Nghiệp, tâm, thời tiết và vật thực, đều là pháp vô ngã.
Tà Kiến Chấp Ngã (Attadiṭṭhi)
Theo tà kiến chấp ngã cho rằng:
Sắc pháp là ta, danh pháp là ta.
Sở dĩ gọi là ngã (ta), là vì tâm tà kiến nương nhờ nơi sắc pháp ấy, danh pháp ấy, thấy sai, chấp lầm cho là ngã (ta). Song sự thật, cái ngã (cái ta) hoàn toàn không có thật, chỉ có tâm tà kiến chấp ngã là có thật mà thôi, chính tâm tà kiến chấp ngã thấy sai, chấp lầm từ sắc pháp, từ danh pháp, từ ngũ uẩn cho là ngã, là ta.
Ví dụ: Một người đi đường ban đêm không có đèn, nhìn thấy sợi dây ngoằn ngoèo nằm giữa đường, rồi thấy sai, chấp lầm từ sợi dây ngoằn ngoèo kia cho là con rắn độc. Sự thật, không có con rắn độc nào, mà chỉ có thấy sai, chấp lầm từ sợi dây ngoằn ngoèo ấy cho là con rắn độc mà thôi.
1- Tà kiến nương nhờ nơi sắc pháp chấp ngã
– Khi thân đi hoặc sắc đi thuộc về sắc pháp là vô ngã, thì tâm tà kiến chấp theo ngã nương nhờ nơi sắc đi ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta đi. Theo sự thật thực tánh pháp chỉ có dáng đi, tư thế đi, toàn thân di chuyển bước đi gọi là sắc đi mà thôi. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngãkhông nương nhờ nơi sắc đi ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta đi.
Tương tự như vậy:
– Khi thân đứng hoặc sắc đứng thuộc về sắc pháp là vô ngã, thì tâm tà kiến theo chấp ngãnương nhờ nơi sắc đứng ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta đứng. Theo sự thật thực tánh pháp chỉ có dáng đứng, tư thế đứng toàn thân đứng yên gọi là sắc đứng mà thôi. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi sắc đứng ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta đứng.
– Khi thân ngồi hoặc sắc ngồi thuộc về sắc pháp là vô ngã, thì tâm tà kiến theo chấp ngãnương nhờ nơi sắc ngồi ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta ngồi. Theo sự thật thực tánh pháp chỉ có dáng ngồi, tư thế ngồi, toàn thân ngồi yên gọi là sắc ngồi mà thôi. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi sắc ngồi ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta ngồi.
– Khi thân nằm hoặc sắc nằm thuộc về sắc pháp là vô ngã, thì tâm tà kiến theo chấp ngãnương nhờ nơi sắc nằm ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta nằm. Theo sự thật thực tánh pháp chỉ có dáng nằm, tư thế nằm, toàn thân nằm yên gọi là sắc nằm mà thôi. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi sắc nằm ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta nằm, v.v…
Như vậy, khi có tâm tà kiến chấp ngã nương nhờ sắc pháp nào, thì chấp sắc pháp ấy cho là ta.
2- Tà kiến nương nhờ nơi danh pháp chấp ngã
– Khi nhãn thức tâm nhìn thấy sắc trần hình dạng, nhãn thức tâm thuộc về danh pháp là vô ngã, gọi là danh 1 thấy, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi danh thấy ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta thấy. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi danh thấy ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta thấy.
– Khi nhĩ thức tâm nghe thanh trần, âm thanh, nhĩ thức tâm thuộc về danh pháp là vô ngã, gọi là danh nghe, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi danh nghe ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta nghe. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi danh nghe ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta nghe.
– Khi tỷ thức tâm ngửi hương trần, các loại mùi, tỷ thức tâm thuộc về danh pháp là vô ngã, gọi là danh ngửi, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi danh ngửi ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta ngửi. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi danh ngửi ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta ngửi.
– Khi thiệt thức tâm nếm vị trần, các loại vị, thiệt thức tâm thuộc về danh pháp là vô ngã, gọi là danh nếm, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi danh nếm ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta nếm. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi danh nếm ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta nếm.
– Khi thân thức tâm xúc giác với xúc trần, cứng mềm, nóng lạnh…, thân thức tâm thuộc về danh pháp là vô ngã, gọi là danh xúc giác, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi danh xúc giác ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta xúc giác, ta có cảm giác cứng, mềm, nóng lạnh.Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi danh xúc giác ấy, thì không có thấy sai, chấp lầm cho là ta xúc giác, ta có cảm giác cứng, mềm, nóng lạnh.
– Khi ý thức tâm biết pháp trần gồm có đối tượng Chân nghĩa pháp và đối tượng Chế định pháp:
* Khi ý thức tâm biết đối tượng Chân nghĩa pháp, là biết danh pháp, sắc pháp là vô ngã, thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ danh pháp, sắc pháp ấy, mà thấy sai, chấp lầm cho là ta biết danh pháp ấy, ta biết sắc pháp ấy. Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi danh pháp ấy, sắc pháp ấy, thì đâu có thấy sai, chấp lầm cho là ta biết danh pháp ấy, ta biết sắc pháp ấy.
* Khi ý thức tâm biết đối tượng Chế định pháp là pháp vô ngã: Các ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp,… môn học này, nghề nghiệp kia,… thì tâm tà kiến theo chấp ngã nương nhờ nơi ngôn ngữ ấy mà thấy sai chấp lầm cho là ta biết tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp,… ta biết môn học này, ta biết nghề nghiệp kia,… Nếu tâm tà kiến theo chấp ngã không nương nhờ nơi đối tượng Chế định pháp ấy, thì không có thấy sai chấp lầm cho là ta biết tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp,… ta biết môn học này, ta biết nghề nghiệp kia,…
Thật ra, khi có tâm tà kiến theo chấp ngã, thì bất cứ lúc nào cũng có thể chấp pháp này hoặc pháp khác cho là ta
Do đó, cái gọi là ta (ngã) hoàn toàn không có thật; nếu có cái ta (ngã) là thật, thì trong những cái gọi là ta (ngã) ấy, cái ta (ngã) nào là cái ta (ngã) thật?
Thật ra, theo sự thật tất cả các pháp không có cái ta (ngã) thật. Cho nên, tất cả các pháp đều là pháp vô ngã.
3- Tà kiến nương nhờ nơi ngũ uẩn chấp ngã
* 20 loại tà kiến chấp ngã
Trong bộ Paṭisambhidāmagga phần Diṭṭhikathā dạy: Tà kiến nương nhờ nơi ngũ uẩn rồi chấp ngã có 20 loại:
* Tà kiến nương nhờ nơi sắc uẩn, chấp ngã như sau:
– Sắc uẩn là ta
– Ta có sắc uẩn
– Sắc uẩn trong ta
– Ta trong sắc uẩn
* Tà kiến nương nhờ nơi thọ uẩn chấp ngã như sau:
– Thọ uẩn là ta
– Ta có thọ uẩn
– Thọ uẩn trong ta
– Ta trong thọ uẩn
* Tà kiến nương nhờ nơi tưởng uẩn chấp ngã như sau:
– Tưởng uẩn là ta
– Ta có tưởng uẩn
– Tưởng uẩn trong ta
– Ta trong tưởng uẩn
* Tà kiến nương nhờ nơi hành uẩn chấp ngã như sau:
– Hành uẩn là ta
– Ta có hành uẩn
– Hành uẩn trong ta
– Ta trong hành uẩn
* Tà kiến nương nhờ nơi thức uẩn chấp ngã như sau:
– Thức uẩn là ta
– Ta có thức uẩn
– Thức uẩn trong ta
– Ta trong thức uẩn
Tà kiến nương nhờ nơi ngũ uẩn rồi chấp ngã gồm có 20 loại.
Theo thực tánh của các pháp, trong ngũ uẩn này, phần sắc uẩn thuộc về sắc pháp, không phải là ta, và phần thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn thuộc danh pháp, không phải là ta. Sắc pháp, danh pháp đều là pháp vô ngã, không phải ta.
Diệt ngã bằng cách nào?
Theo thực tánh của các pháp thì ta vốn không có thật, hoàn toàn không có thật, chỉ có tâm tà kiến theo chấp ngã là có thật mà thôi. Cho nên, không có phương pháp diệt ngã, vì không có cái ngã để diệt, chỉ có phương pháp diệt tâm tà kiến chấp ngã mà thôi. Khi diệt được tâm tà kiến chấp ngã bằng chánh kiến thiền tuệ rồi, thì không còn thấy sai, chấp lầm từ danh pháp, từ sắc pháp cho là ngã, là ta nữa.
Phương pháp diệt tà kiến theo chấp ngã
Hành giả thực hành thiền tuệ, khi trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp sắc pháp là pháp vô ngã, không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng sinh, không phải vật nầy vật kia, v.v…; khi ấy, chánh kiến thiền tuệ (vipassanāsammādiṭṭhi) thấy đúng, biết đúng thực tánh của danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã, nên diệt được tà kiến chấp ngã từng thời trong tam giới, đạt đến chánh kiến thanh tịnh (diṭṭhivisuddhi).
Trí tuệ thiền tuệ phát triển tăng trưởng đến chánh kiến Thánh Đạo Tuệ (Maggasammādiṭṭhi), đó là Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ, diệt đoạn tuyệt tà kiến theo chấp ngãthật sự không còn dư sót. Cho nên, bậc Thánh Nhập Lưu hoàn toàn không còn chấp ngã (ta) nữa. Bởi vì, bậc Thánh Nhập Lưu đã diệt đoạn tuyệt được tà kiến chấp ngã, đồng thời diệt đoạn tuyệt tất cả mọi tà kiến khác không còn dư sót.
Của Ta Có 3 Loại
2- Attaniya: Của ta. Sở dĩ có quan niệm sai lầm về của ta là vì chấp ngã. Chấp ngã có 3 loại, nên của ta cũng có 3 loại:
– Chấp ngã do tà kiến cho là tự ngã của ta (diṭṭhigāho).
– Chấp ngã do tham ái cho là của ta (taṇhāgāho).
– Chấp ngã do ngã mạn cho là ta và của ta (mānagāho).
– Hạng phàm nhân có chấp ngã, vì chưa diệt đoạn tuyệt được tâm tà kiến, tâm tham ái, tâm ngã mạn, nên lúc nào cũng có quan niệm sai lầm về tự ngã của ta do tà kiến, về của ta do tham ái, về ta và của ta do ngã mạn, nên vẫn còn có khổ tâm.
– Bậc Thánh Nhập Lưu đã diệt đoạn tuyệt được tà kiến trong 4 tâm tham hợp với tà kiến. Cho nên, bậc Thánh Nhập Lưu không còn chấp ngũ uẩn là ta, của ta do tà kiến nữa; nhưng còn 4 tâm tham không hợp với tà kiến chưa diệt được, cho nên, bậc Thánh Nhập Lưu vẫn còn chấp của ta do tâm tham ái và chấp ta và của ta do tâm ngã mạn (ta hơn người, ta bằng người, ta kém hơn người), nên vẫn còn có khổ tâm.
– Bậc Thánh Nhất Lai đã diệt đoạn tuyệt được 4 tâm tham không hợp với tà kiến loại thôtrong cõi dục giới, cho nên, bậc Thánh Nhất Lai không còn chấp ngã cho là của ta loại thôtrong cõi dục giới, nhưng vẫn còn chấp ngã cho là của ta loại vi tế trong cõi dục giới, nên vẫn còn có khổ tâm vi tế.
– Bậc Thánh Bất Lai đã diệt đoạn tuyệt được 4 tâm tham không hợp với tà kiến loại vi tếtrong cõi dục giới, cho nên, bậc Thánh Bất Lai không còn chấp ngã cho là của ta loại vi tế trong cõi dục giới, nhưng vẫn còn chấp ngã cho là của ta trong thiền hữu sắc, cõi sắc giới, nên vẫn còn có khổ tâm rất vi tế.
– Bậc Thánh Arahán đã diệt đoạn tuyệt được 4 tâm tham không hợp với tà kiến và tất cả các phiền não không còn dư sót, bậc Thánh Arahán hoàn toàn không còn chấp ngã do tham ái và ngã mạn trong tam giới: Dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Cho nên, bậc Thánh Arahán hoàn toàn giải thoát khổ tâm.
Phiền Não Phát Sinh Nơi 6 Môn
Đối với các hạng phàm nhân, mọi phiền não, mọi tham ái có thể phát sinh trong 6 lộ trình tâm là:
1- Nhãn môn lộ trình tâm tiếp xúc với sắc trần.
2- Nhĩ môn lộ trình tâm tiếp xúc với thanh trần.
3- Tỷ môn lộ trình tâm tiếp xúc với hương trần.
4- Thiệt môn lộ trình tâm tiếp xúc với vị trần.
5- Thân môn lộ trình tâm tiếp xúc với xúc trần.
6- Ý môn lộ trình tâm tiếp xúc với pháp trần.
Trong 6 đối tượng này chia làm 2 loại:
1- Đối tượng Chân nghĩa pháp (Paramattha).
2- Đối tượng Chế định pháp (Paññatti).
Trong ngũ môn lộ trình tâm là: Nhãn môn lộ trình tâm, nhĩ môn lộ trình tâm, tỷ môn lộ trình tâm, thiệt môn lộ trình tâm, thân môn lộ trình tâm, tiếp xúc với 5 đối tượng là sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần thuộc về đối tượng Chân nghĩa pháp trong thời hiện tại (không phải đối tượng Chế định pháp).
Riêng ý môn lộ trình tâm tiếp xúc với pháp trần có một số đối tượng thuộc về Chân nghĩa pháp có thể sử dụng làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ. Và có một số đối tượng thuộc về Chế định pháp không có thể sử dụng làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ, nhưng trong Chế định pháp, có một số pháp chế định có thể sử dụng làm đối tượng của pháp hành thiền định.
Chân nghĩa pháp là pháp có thực tánh thuần túy của mỗi danh pháp, của mỗi sắc pháp, hoàn toàn không liên quan đến Chế định pháp; nhưng Chế định pháp luôn luôn dựa trên Chân nghĩa pháp mà chế định ra ý nghĩa, hình dạng và ngôn ngữ.
Khi nào Chế định pháp là đối tượng hiện rõ trong tâm, khi ấy Chân nghĩa pháp bị che án, bị phủ kín thực tánh của nó. Nhưng khi nào hành giả thực hành thiền tuệ có đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ trong tâm, khi ấy Chế định pháp bị biến mất.
Đối với những hạng phàm nhân không biết thu thúc lục căn, khi tâm tiếp xúc với đối tượng nào, rồi chấp thủ nơi đối tượng ấy là nhân làm phát sinh phiền não, tham ái. Còn đối với hạng thiện trí phàm nhân là hành giả đang thực hành thiền tuệ, biết thu thúc lục căn, khi tâm tiếp xúc với đối tượng nào (danh pháp, sắc pháp, hoặc Chế định pháp), không chấp thủ nơi đối tượng ấy, nên ngăn được phiền não chưa phát sinh thì không cho phát sinh, hoặc diệt được phiền não đã phát sinh.
Đối với những bậc Thánh Nhân luôn luôn có trí nhớ trí tuệ biết mình, biết thu thúc lục căn thanh tịnh; khi tâm tiếp xúc với đối tượng nào cũng không chấp thủ nơi đối tượng ấy. Cho nên dù đối tượng nào, phiền não cũng không thể nương nhờ nơi đối tượng ấy mà phát sinh.
Thu Thúc Lục Căn Không Chấp Thủ Đối Tượng
Trong bài kinh Gaṇakamoggallānasutta 1 Đức Phật thuyết dạy ông Bàlamôn Gaṇaka-moggallāna có đoạn rằng:
“Này Bàlamôn, khi vị Tỳ khưu là người có giới trong sạch, giữ gìn chu toàn giới Tỳ khưu và có đầy đủ mọi hành vi cử chỉ, nói năng đàng hoàng, là người thường thấy tai họa lớn trong lỗi nhỏ, nghiêm chỉnh thọ trì giới luật trong sạch. Khi ấy, Như Lai hướng dẫn, dạy dỗ Tỳ khưu ấy những pháp cao hơn rằng:
– Này Tỳ khưu, hãy đến đây, con phải nên giữ gìn cẩn trọng 6 môn, thu thúc lục căn, khi 6 thức tâm chủ trì trong mỗi căn làm phận sự của mình như:
1- Khi con nhìn thấy sắc trần (hình dạng) bằng nhãn thức tâm (trong nhãn môn lộ trình tâm), con không nên chấp thủ đối tượng (na nimittaggāhī) (đàn ông, đàn bà,…), không nên chấp thủ từng bộ phận (nānubyañjanaggāhī) (mặt mày, tay chân, nói, cười,…). Không thu thúc nhãn căn là nhân làm phát sinh các ác pháp: Tâm tham vừa lòng hoặc tâm sân không vừa lòng nơi đối tượng ấy. Vậy, con nên thu thúc nhãn căn ấy, giữ gìn nhãn căn ấy, gọi là người biết thu thúc nhãn căn.
2- Khi con nghe thanh trần (âm thanh) bằng nhĩ thức tâm (trong nhĩ môn lộ trình tâm), con không nên chấp thủ đối tượng (tiếng Việt, tiếng Anh,…), không nên chấp thủ từng câu (lời hay, lời dở, giọng hay, giọng dở,…). Không thu thúc nhĩ căn là nhân làm phát sinh các ác pháp: Tâm tham vừa lòng hoặc tâm sân không vừa lòng nơi đối tượng ấy. Vậy, con nên thu thúc nhĩ căn ấy, giữ gìn nhĩ căn ấy, gọi là người biết thu thúc nhĩ căn.
3- Khi con ngửi hương trần (các loại mùi) bằng tỷ thức tâm (trong tỷ môn lộ trình tâm), con không nên chấp thủ đối tượng (mùi thơm, mùi hôi,…), không nên chấp thủ từng loại (dầu thơm, nước hoa, mùi hôi tử thi,…). Không thu thúc tỷ căn là nhân làm phát sinh các ác pháp: Tâm tham vừa lòng hoặc tâm sân không vừa lòng nơi đối tượng ấy. Vậy, con nên thu thúc tỷ căn ấy, giữ gìn tỷ căn ấy, gọi là người biết thu thúc tỷ căn.
4- Khi con nếm vị trần (các loại vị) bằng thiệt thức tâm (trong thiệt môn lộ trình tâm), con không nên chấp thủ đối tượng (vị ngon, vị dở,…), không nên chấp thủ từng loại (vị ngọt của đường, vị cay của ớt,…). Không thu thúc thiệt căn là nhân làm phát sinh các ác pháp: Tâm tham vừa lòng hoặc tâm sân không vừa lòng nơi đối tượng ấy. Vậy, con nên thu thúc thiệt căn ấy, giữ gìn thiệt căn ấy, gọi là người biết thu thúc thiệt căn.
5- Khi con xúc giác với xúc trần (cứng, mềm, nóng, lạnh, phồng, xẹp,…) bằng thân thức tâm (trong thân môn lộ trình tâm), con không nên chấp thủ đối tượng chế định (đất cứng, mềm; lửa nóng, lạnh; gió phồng, xẹp,…), không nên chấp thủ từng thứ loại (sắt cứng, nệm bông gòn mềm; lò sưởi nóng, nước đá lạnh,…). Không thu thúc thân căn là nhân làm phát sinh các ác pháp: Tâm tham vừa lòng hoặc tâm sân không vừa lòng nơi đối tượng ấy. Vậy, con nên thu thúc thân căn ấy, giữ gìn thân căn ấy, gọi là người biết thu thúc thân căn.
6- Khi con biết pháp trần (tâm, tâm sở, sắc pháp,…) bằng ý thức tâm (trong ý môn lộ trình tâm), con không nên chấp thủ đối tượng (tâm, tâm sở thuộc tam giới; sắc pháp thuộc Chế định pháp,…), không nên chấp thủ mỗi loại (tâm thiện, tâm ác, sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm,…). Không thu thúc ý căn là nhân làm phát sinh các ác pháp: Tâm tham vừa lòng hoặc tâm sânkhông vừa lòng nơi đối tượng ấy. Vậy, con nên thu thúc ý căn ấy, giữ gìn ý căn ấy, gọi là người biết thu thúc ý căn…”
Không Thu Thúc Lục Căn Phiền Não Phát Sinh
Qua bài kinh trên nhận thấy, người không thu thúc lục căn là người không có chánh niệm, không giữ gìn lục căn, nên phiền não dễ phát sinh như sau:
1- Khi nhãn thức tâm làm phận sự nhìn thấy sắc trần (hình dạng), người không có chánh niệm không giữ gìn nhãn căn, chấp thủ nơi đối tượng ấy cho rằng: Đàn ông, đàn bà, vật này, vật kia, v.v…
– Nếu đối tượng ấy tốt đẹp đáng vừa lòng thì tâm tham phát sinh.
– Nếu đối tượng ấy xấu không đáng hài lòng thì tâm sân phát sinh.
Dù tâm tham hoặc tâm sân vẫn luôn luôn có tâm sở si đồng sinh với 2 loại tâm ác ấy, không biết thực tánh của đối tượng ấy.
2- Khi nhĩ thức tâm làm phận sự nghe thanh trần (âm thanh), người không có chánh niệm không giữ gìn nhĩ căn, chấp thủ nơi đối tượng ấy cho rằng: Tiếng Việt, tiếng Anh, v.v…
– Nếu đối tượng ấy tốt đẹp đáng vừa lòng thì tâm tham phát sinh.
– Nếu đối tượng ấy xấu không đáng hài lòng thì tâm sân phát sinh.
Dù tâm tham hoặc tâm sân vẫn luôn luôn có tâm sở si đồng sinh với 2 loại tâm ác ấy, không biết thực tánh của đối tượng ấy.
3- Khi tỷ thức tâm làm phận sự ngửi hương trần (các loại mùi), người không có chánh niệm không giữ gìn tỷ căn, chấp thủ nơi đối tượng ấy cho rằng: Mùi thơm nước hoa, mùi hôi của tử thi, v.v…
– Nếu đối tượng ấy tốt đẹp đáng vừa lòng thì tâm tham phát sinh.
– Nếu đối tượng ấy xấu không đáng hài lòng thì tâm sân phát sinh.
Dù tâm tham hoặc tâm sân vẫn luôn luôn có tâm sở si đồng sinh với 2 loại tâm ác ấy, không biết thực tánh của đối tượng ấy.
4- Khi thiệt thức tâm làm phận sự nếm vị trần (các loại vị), người không có chánh niệm không giữ gìn thiệt căn, chấp thủ nơi đối tượng ấy cho rằng: Vị ngọt của đường, vị chua của trái chanh, v.v…
– Nếu đối tượng ấy tốt đẹp đáng vừa lòng thì tâm tham phát sinh.
– Nếu đối tượng ấy xấu không đáng hài lòng thì tâm sân phát sinh.
Dù tâm tham hoặc tâm sân vẫn luôn luôn có tâm sở si đồng sinh với 2 loại tâm ác ấy, không biết thực tánh của đối tượng ấy.
5- Khi thân thức tâm làm phận sự xúc giác với xúc trần (cứng, mềm, nóng lạnh,…), người không có chánh niệm không giữ gìn thân căn, chấp thủ nơi đối tượng ấy cho rằng: Sắt cứng, bông vải mềm, lửa nóng, nước đá lạnh, v.v…
– Nếu đối tượng ấy tốt đẹp đáng vừa lòng thì tâm tham phát sinh.
– Nếu đối tượng ấy xấu không đáng hài lòng thì tâm sân phát sinh.
Dù tâm tham hoặc tâm sân vẫn luôn luôn có tâm sở si đồng sinh với 2 loại tâm ác ấy, không biết thực tánh của đối tượng ấy.
6- Khi ý thức tâm làm phận sự biết pháp trần (tâm, tâm sở, sắc pháp, Chế định pháp), người không có chánh niệm không giữ gìn ý căn, chấp thủ nơi đối tượng chế định ấy cho rằng: Ta tham, ta sân, ta si, ta có thiền định, ta có thiền tuệ,…; ta đi, ta đứng, ta ngồi, ta nằm, v.v…
– Nếu đối tượng ấy tốt đẹp đáng vừa lòng thì tâm tham phát sinh.
– Nếu đối tượng ấy xấu không đáng hài lòng thì tâm sân phát sinh.
Dù tâm tham hoặc tâm sân vẫn luôn luôn có tâm sở si đồng sinh với 2 loại tâm ác ấy không biết thực tánh của đối tượng ấy.
Thu Thúc Lục Căn Ngăn Phiền Não
Hành giả thực hành thiền tuệ có chánh niệm biết thu thúc lục căn, trực nhận nơi đối tượng danh pháp, sắc pháp thuộc Chân nghĩa pháp; có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đúng theo thực tánh của mỗi pháp đều là pháp vô ngã, nên ngăn được phiền não chưa phát sinh hoặc diệt được phiền não đã phát sinh như sau:
1- Khi nhãn thức tâm nhìn thấy thoáng qua sắc trần (hình ảnh), hành giả có chánh niệm thu thúc nơi nhãn căn, do đó hành giả không chấp thủ nơi đối tượng ấy cho là đàn ông, đàn bà, v.v…, cũng không chấp thủ từng bộ phận mặt mày, tay chân, v.v…
Như vậy, đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ đúng theo thực tánh của sắc trần ấy là sắc pháp, nên ngăn các phiền não không cho phát sinh.
– Dù đối tượng sắc trần (hình ảnh) đẹp đáng vừa lòng, thì tâm tham cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ sắc trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.
– Dù đối tượng sắc trần (hình ảnh) xấu không đáng vừa lòng, thì tâm sân cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ sắc trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.
2- Khi nhĩ thức tâm nghe thoáng qua thanh trần (âm thanh), hành giả có chánh niệm thu thúc nơi nhĩ căn, do đó hành giả không chấp thủ nơi đối tượng ấy cho là tiếng Việt, tiếng Anh, v.v…, cũng không chấp thủ giọng nói hay, giọng nói dở, v.v…
Như vậy, đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ đúng theo thực tánh của thanh trần ấy là sắc pháp, nên ngăn các phiền não không cho phát sinh.
– Dù đối tượng thanh trần (âm thanh) hay đáng vừa lòng, thì tâm tham cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ thanh trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.
– Dù đối tượng thanh trần (âm thanh) dở không đáng vừa lòng, thì tâm sân cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ thanh trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.
3- Khi tỷ thức tâm ngửi thoáng qua hương trần (các loại mùi), hành giả có chánh niệm thu thúc nơi tỷ căn, do đó hành giả không chấp thủ nơi đối tượng ấy cho là mùi thơm nước hoa, mùi hôi tử thi, v.v…
Như vậy, đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ đúng theo thực tánh của hương trần ấy là sắc pháp, nên ngăn các phiền não không cho phát sinh.
– Dù đối tượng hương trần (các loại mùi) thơm đáng vừa lòng, thì tâm tham cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ hương trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.
– Dù đối tượng hương trần (lcác oại mùi) hôi không đáng vừa lòng, thì tâm sân cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ hương trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.
4- Khi thiệt thức tâm nếm sơ qua vị trần (các loại vị), hành giả có chánh niệm thu thúc nơi thiệt căn, do đó hành giả không chấp thủ nơi đối tượng ấy cho là vị ngọt của đường, vị chua của trái chanh, v.v…
Như vậy, đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ đúng theo thực tánh của vị trần ấy là sắc pháp, nên ngăn các phiền não không cho phát sinh.
– Dù đối tượng vị trần (loại vị) ngon đáng vừa lòng, thì tâm tham cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ vị trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.
– Dù đối tượng vị trần (loại vị) dở không đáng vừa lòng, thì tâm sân cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ vị trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.
5- Khi thân thức tâm xúc giác sơ qua với xúc trần (cứng, mềm, nóng, lạnh, phồng xẹp), hành giả có chánh niệm thu thúc nơi thân căn, do đó hành giả không chấp thủ nơi đối tượng ấy cho là sắt cứng, nệm bông mềm, lò sưởi nóng, nước đá lạnh, v.v…
Như vậy, đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ đúng theo thực tánh của xúc trần ấy là sắc pháp, nên ngăn các phiền não không cho phát sinh.
– Dù đối tượng xúc trần tốt đáng vừa lòng, thì tâm tham cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ xúc trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.
– Dù đối tượng xúc trần xấu không đáng vừa lòng, thì tâm sân cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ xúc trần ấy là sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.
6- Khi ý thức tâm biết thoáng qua pháp trần (tâm, tâm sở thuộc tam giới; sắc pháp…), hành giả có chánh niệm thu thúc nơi ý căn, do đó hành giả không chấp thủ nơi đối tượng ấy cho là ta tham, ta sân, ta si, ta có thiền định, ta có thiền tuệ…; ta đi, ta đứng, ta ngồi, ta nằm, v.v…
Như vậy, đối tượng Chân nghĩa pháp hiện rõ đúng theo thực tánh của mỗi pháp trần ấy là danh pháp hoặc sắc pháp, nên ngăn các phiền não không cho phát sinh.
– Dù đối tượng pháp trần tốt đáng vừa lòng, thì tâm tham cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ pháp trần ấy là danh pháp hoặc sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.
– Dù đối tượng pháp trần xấu không đáng vừa lòng, thì tâm sân cũng không phát sinh, chỉ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ pháp trần ấy là danh pháp hoặc sắc pháp đúng theo thực tánh của chính nó.
Hành giả thực hành thiền tuệ có chánh niệm, thu thúc lục căn thanh tịnh, có trí tuệ tỉnh giác ngăn được phiền não không cho phát sinh, nên trí tuệ thiền tuệ có cơ hội phát sinh và tăng trưởng.
Bí Quyết Để Hiện Rõ Chân Nghĩa Pháp
Trong cuộc sống hằng ngày, đối với các hạng phàm nhân thường chỉ biết đến những pháp chế định, mà không biết đến những Chân nghĩa pháp là pháp vô ngã, dù nó vẫn luôn luôn hiện hữu. Cho nên họ thường hay chấp thủ nơi những đối tượng Chế định pháp ấy, làm cho phát sinh mọi phiền não để tự làm khổ mình, làm khổ người khác, làm khổ chúng sinh khác.
Đối với bậc Thánh Nhân là bậc đã từng biết rõ Chân nghĩa pháp là pháp vô ngã, đã từng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, đã chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và Niết Bàn, đã diệt đoạn tuyệt được những phiền não, tùy theo khả năng của mỗi bậc Thánh Nhân. Trong cuộc sống hằng ngày, tuy bậc Thánh Nhân thường vẫn sử dụng những pháp chế định, nhưng không có tâm chấp thủ nơi những pháp chế định ấy, không làm cho phát sinh mọi phiền não, không tự làm khổ mình, không làm khổ người khác, không làm khổ chúng sinh khác.
* Các hạng phàm nhân có bí quyết nào để không chấp thủ nơi những pháp chế định?
Để không chấp thủ nơi những đối tượng ấy, các hạng phàm nhân cần phải có chánh niệm, biết thu thúc lục căn:
– Khi nhãn thức tâm nhìn thấy thoáng qua sắc trần.
– Khi nhĩ thức tâm nghe thoáng qua thanh trần.
– Khi tỷ thức tâm ngửi thoáng qua hương trần.
– Khi thiệt thức tâm nếm sơ qua vị trần.
– Khi thân thức tâm xúc giác sơ qua với xúc trần.
– Khi ý thức tâm biết thoáng qua pháp trần.
Nhờ tâm biết thoáng qua không chú tâm khắng khít nơi đối tượng, cho nên đối tượng ấy vẫn còn bên trong lĩnh vực Chân nghĩa pháp, chưa vượt qua bên lĩnh vực pháp chế định.
Ví dụ: Một người nhìn thoáng qua một chiếc xe đang chạy trên đường, người ấy chỉ biết chiếc xe di chuyển nhanh, mà không biết chiếc xe ấy hiệu gì, không chú tâm đến bánh xe lăn trên mặt đường.
Cũng như vậy:
– Khi đang đi, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ thoáng qua dáng đi, tư thế đi toàn thân di chuyển bước đi (không chú tâm đến bộ phận nào trong thân).
– Khi đang đứng, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ thoáng qua dáng đứng, tư thế đứng toàn thân đứng yên ở hiện tại chốc lát (không chú tâm đến bộ phận nào trong thân).
– Khi đang ngồi, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ thoáng qua dáng ngồi, tư thế ngồi toàn thân ngồi yên ở hiện tại chốc lát (không chú tâm đến bộ phận nào trong thân).
– Khi đang nằm, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ thoáng qua dáng nằm, tư thế nằm toàn thân nằm yên ở hiện tại chốc lát (không chú tâm đến bộ phận nào trong thân)…
Như vậy, dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm ấy…là đối tượng sắc pháp thuộc pháp trần hiện tại Chân nghĩa pháp được hiện rõ.