Tượng Đức Phật Có Từ Thời Kỳ Nào & Các Biểu Tượng Phật Giáo

TƯỢNG ĐỨC PHẬT (BUDDHARUPA)

– Tượng Đức Phật có từ thời kỳ nào?

– Xuất hiện lần đầu tiên ở đâu?

Sở dĩ có câu hỏi này, là vì qua các thời kỳ kết tập Tam Tạng và Chú giải Pāḷi từ lần thứ nhất cho đến lần thứ tư. Trong đó, dạy người Phật tử là bậc xuất gia Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni và các hàng tại gia là cận sự nam, cận sự nữ phải nên tôn kính Đại cội Bồ đề như tôn kính Đức Phật, không nên chặt cành có tính chất phá hoại cây Bồ đề. Hằng ngày, người Phật tử có phận sự chăm sóc, quét dọn sạch sẽ xung quanh Đại cội Bồ đề, là một nơi tôn nghiêm, xứng đáng là nơi dâng lễ cúng dường đối với Phật tử có đức tin nơi Tam Bảo.

Thời kỳ Đức vua Asoka (Phật lịch 218), Đức vua là một Đấng Minh Quân có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, hộ độ trong kỳ kết tập Tam Tạng và Chú giải Pāḷi lần thứ ba tại chùa Asokārāma xứ Pāṭiliputta.

Vào năm Phật lịch 236, Đức vua hộ độ phái đoàn gồm 5 vị Đại đức, do Ngài Đại đức Mahinda (là bậc Thánh Arahan, thái tử của đức vua Asoka)làm trưởng đoàn, đi sang Đảo quốc Srilankā để truyền bá Phật giáo. Vào thời kỳ ấy, Đức vua Devanampiyatissa trị vì Đảo quốc Srilankā, là bạn thân thiết của Đức vua Asoka. Đức vua Devanampiyatissa cùng các quan trong triều, dân chúng hân hoan đón rước phái đoàn chư Đại đức Tăng rất trọng thể.

Phái đoàn chư Đại đức Tăng thuyết pháp truyền bá giáo pháp của Đức Phật, Đức vua cùng các quan trong triều và dân chúng phần đông phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có số xin phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu, có số xin thọ phép quy y Tam Bảo, trở thành người cận sự nam, cận sự nữ đã quy y Tam Bảo cho đến trọn đời. Ngoài ra còn có số cận sự nữ muốn xuất gia trở thành Tỳ-khưu ni; do đó, Ngài Đại đức Mahinda cho người trở về tâu với Đức vua Asoka gửi phái đoàn chư Đại đức Tỳ-khưu ni sang Đảo quốc Srilankā.

Cung nghinh cây Bồ đề sang Đảo quốc Srilankā

Đức vua Asoka chấp thuận gửi phái đoàn chư Đại đức Tỳ-khưu ni, do Đại đức Tỳ-khưu ni Saṃghamittā (là bậc Thánh Arahan, là công chúa của đức vua Asoka)làm trưởng đoàn, phái đoàn có cung nghinh một cây Bồ đề sang trồng trên Đảo quốc Srilankā.

Đức vua Asoka làm lễ tiễn đưa cây Bồ đề rất long trọng, Đức vua truyền lệnh sứ giả sang trước, để tâu lên Đức vua Devanampiyatissa cũng làm lễ đón rước cây Bồ đề cho trọng thể.

Thật vậy, Đức vua Devanampiyatissa cùng các quan trong triều và rất đông đảo dân chúng đứng chờ sẵn ở bến thuyền. Khi thuyền của phái đoàn chư Đại đức Tỳ-khưu ni tăng cùng với cây Bồ đề vừa cập bến, chính Đức vua Devanampiyatissa đến cung nghinh cây Bồ đề từ trên tay của chư Đại đức Tỳ-khưu ni và cùng đón rước phái đoàn chư Đại đức Tỳ-khưu ni lên Đảo quốc Srilankā.

Như vậy, thời ấy chỉ có cây Bồ đề được đưa sang trồng trên Đảo quốc Srilankā, mà không đề cập đến tượng của Đức Phật.

Do đó, tượng Đức Phật có từ thời kỳ nào? Thật khó mà xác định chính xác, song do căn cứ của một vài sử liệu cho rằng:

– Tượng Đức Phật có từ thời kỳ Phật lịch thế kỷ thứ VI, do các nhà nghệ thuật người Karika có đức tin theo Phật giáo, trong xứ Gandharaṭṭha, thuộc miền Bắc Ấn Độ thời xưa.

Những nhà nghệ thuật này tư duy rằng:

– Phái Bàlamôn có các tượng thần linh để họ dâng lễ cúng dường, thì Phật giáo cũng nên có tượng Đức Phật để làm nơi lễ bái, dâng lễ cúng dường. Do đó, các nhà nghệ thuật điêu khắc này học hỏi, nghiên cứu về 32 tướng tốt chính và 80 tướng tốt phụ của Đức Phật làm cơ bản, làm nền tảng để họ sáng tạo nên tượng Đức Phật đầu tiên.

Một sử liệu khác cho rằng:

– Tượng Đức Phật đầu tiên có vào khoảng thời gian Phật lịch 700, sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn; do các nhà nghệ thuật điêu khắc, tạo hình trong xứ Gandharaṭṭha, thuộc miền Bắc Ấn Độ thời xưa.

Tượng Đức Phật có phù hợp với Phật giáo hay không?

Tượng Đức Phật thuộc trong Uddissaka cetiya: Cetiya nơi mà người tạo nên tượng Đức Phật, ngôi Tháp Bảo v.v… để tôn thờ, lễ bái cúng dường… cho nên, tượng Đức Phật phù hợp với Phật giáo.

BIỂU TƯỢNG CỦA PHẬT GIÁO

* Đại cội Bồ đề là một biểu tượng đặc biệt nhất của Phật giáo, bởi vì Đức Bồ Tát Siddhattha đã chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác tại dưới Đại cội Bồ đề. Đó là cây Đại cội Bồ đề của Đức Phật Gotama. Người Phật tử lễ bái, dâng lễ cúng dường đến Đại cội Bồ đề cũng như lễ bái, dâng lễ cúng dường đến Đức Phật. (như trong tích chuyện: “Cây Bồ đề của Ngài Đại đức Ānanda”).

* Bánh xe Chuyển Pháp Luân gồm có 12 căm là sự luân chuyển của Tam Tuệ Luân: Trí tuệ học, trí tuệ hành, trí tuệ thành trong Tứ Thánh Đế (3 x 4 = 12) là phần cốt lõi của Phật giáo. Cho nên, bánh xe Chuyển Pháp Luân cũng là biểu tượng của Phật giáo.

Hai biểu tượng này, nếu người Phật tử nào có sự hiểu biết Phật Pháp sâu sắc, thì mới có thể nhận thức, biết được tính chất cao thượng của biểu tượng.

Tượng Đức Phật là một biểu tượng Phật giáo

Tượng Đức Phật cũng là một biểu tượng đặc biệt trong Phật giáo, tượng Đức Phật là một hình ảnh rất sống động, gần gũi với con người nhất, con người rất dễ cảm nhận, rất dễ gây những ấn tượng sâu sắc nhất. Cho nên, tượng Đức Phật là một biểu tượng, một hình ảnh dễ liên tưởng đến Đức Phật, là ngôi cao cả nhất mà các hàng Phật tử hết lòng thành kính lễ bái cúng dường

Tượng Đức Phật theo mỹ thuật của mỗi dân tộc

Đức Phật dạy: Một Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót, chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Đức Bồ Tát ấy có đầy đủ 32 tướng tốt chính của bậc Đại nhân và 80 tướng tốt phụ. Đó là lời dạy của Đức Phật, mà hình ảnh tiêu biểu thì hoàn toàn không có; cho nên, các nhà nghệ thuật điêu khắc tạo hình theo óc tưởng tượng của mình, dựa theo nền mỹ thuật của dân tộc mình để sáng tạo tượng Đức Phật.

Trong quá khứ, tất cả các nhà nghệ thuật đầu tiên điêu khắc tượng Đức Phật, không có một ai nhìn thấy kim thân của Đức Phật bao giờ. Mỗi nhà nghệ thuật, có một quan niệm riêng về cái đẹp và khả năng thẩm mỹ đều khác nhau. Mặc dù họ đã học hỏi nghiên cứu về 32 tướng tốt chính và 80 tướng tốt phụ của Đức Phật, nhưng óc tưởng tượng của mỗi nhà nghệ thuật mang cá tính và tinh thần của dân tộc mình. Vì vậy, tượng Đức Phật Gotama được tạo ra qua mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc, bởi mỗi nhà nghệ thuật có hình dáng hoàn toàn không giống hệt nhau. Tuy nhiên, cũng có một vài đường nét và tính chất chung, tương đối giống nhau; cho nên, khi mọi người Phật tử nhìn thấy tượng thờ, thì có thể nhận biết được đó là tượng Đức Phật Gotama. Do đó họ liền liên tưởng đến Đức Phật có 9 Ân đức cao thượng, nên phát sinh đức tin trong sạch, tỏ lòng tôn kính, lễ bái, dâng lễ cúng dường một cách cung kính.

Lễ bái cúng dường tượng Đức Phật như thế nào?

Tượng Đức Phật dù làm bằng chất liệu gì, làm bằng xi măng cốt sắt, hoặc bằng đồng, bằng bạc, bằng vàng hoặc bằng đá quý, hoặc bằng gỗ quý; thậm chí tượng Đức Phật bằng giấy, dù nhỏ, dù lớn v.v…, thì người Phật tử cũng không phải lễ bái cúng dường nơi tượng Đức Phật xi măng cốt sắt, hoặc tượng Đức Phật đồng, tượng Đức Phật bạc, tượng Đức Phật vàng, hoặctượng Đức Phật đá quý, hoặc tượng Đức Phật gỗ quý , hoặc tượng Đức Phật giấy v.v… Thật ra, người Phật tử khi nhìn thấy, chiêm ngưỡng tượng Đức Phật ấy, cần phải liên tưởng đến 9 Ân đức Phật, cho nên khi lễ bái là lễ bái đến 9 Ân đức Phật, khi cúng dường là cúng dường đến 9 Ân đức Phật, khi niệm Phật là niệm đến 9 Ân đức Phật v.v…

Như vậy, tượng Đức Phật là đối tượng bên ngoài, để liên tưởng đến 9 Ân đức Phật bên trong thiện tâm của mình. Do đó, tượng Đức Phật tạo nên bằng chất liệu gì, hình dáng, tư thế… khác nhau như thế nào, cũng chỉ là đối tượng hình thức bên ngoài mà thôi. Khi người Phật tử chiêm bái, cung kính đảnh lễ, dâng lễ cúng dường… nơi tượng Đức Phật, thì phải luôn luôn tâm niệm đến 9 Ân đức Phật bên trong thiện tâm của mình.

Tuy nhiên, hình dáng, tư thế tượng Đức Phật cũng có tác động đến tư tưởng, tình cảm của người Phật tử. Cho nên, thời xưa ở xứ Ấn Độ, các nhà nghệ thuật điêu khắc tạo hình tượng Đức Phật trong tư thế ngồi đang Chuyển Pháp Luân, phía dưới Bồ đoàn, ở giữa có bánh xe Chuyển Pháp Luân, hai bên có 2 con nainhóm 5 Tỳ-khưu. Đó là một hình ảnh rất sống động, gợi lại cho người Phật tử một ấn tượng về quá khứ, lần đầu tiên Đức Phật thuyết bài Kinh Chuyển Pháp Luân tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana; để tế độ nhòm 5 Tỳ-khưu: Ngài Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji.

Khi người Phật tử nào chiêm ngưỡng tượng Đức Phật trong tư thế Chuyển Pháp Luân, diễn tả lại bối cảnh lịch sử đầu tiên trong Phật giáo, người Phật tử ấy dễ dàng phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, mà quên những điều ưu phiền trong đời, tâm được thanh tịnh an lạc.

Như vậy, tượng Đức Phật là đối tượng giúp cho người Phật tử phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, chính nhờ đức tin này sẽ làm nền tảng cho mọi thiện pháp phát sinh và tăng trưởng từ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp đến Siêu tam giới thiện pháp, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

BIỂU TƯỢNG CỦA PHẬT GIÁO

* Đại cội Bồ đề là một biểu tượng đặc biệt nhất của Phật giáo, bởi vì Đức Bồ Tát Siddhattha đã chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác tại dưới Đại cội Bồ đề. Đó là cây Đại cội Bồ đề của Đức Phật Gotama. Người Phật tử lễ bái, dâng lễ cúng dường đến Đại cội Bồ đề cũng như lễ bái, dâng lễ cúng dường đến Đức Phật. (như trong tích chuyện: “Cây Bồ đề của Ngài Đại đức Ānanda”).

* Bánh xe Chuyển Pháp Luân gồm có 12 căm là sự luân chuyển của Tam Tuệ Luân: Trí tuệ học, trí tuệ hành, trí tuệ thành trong Tứ Thánh Đế (3 x 4 = 12) là phần cốt lõi của Phật giáo. Cho nên, bánh xe Chuyển Pháp Luân cũng là biểu tượng của Phật giáo.

Hai biểu tượng này, nếu người Phật tử nào có sự hiểu biết Phật Pháp sâu sắc, thì mới có thể nhận thức, biết được tính chất cao thượng của biểu tượng.

Tượng Đức Phật là một biểu tượng Phật giáo

Tượng Đức Phật cũng là một biểu tượng đặc biệt trong Phật giáo, tượng Đức Phật là một hình ảnh rất sống động, gần gũi với con người nhất, con người rất dễ cảm nhận, rất dễ gây những ấn tượng sâu sắc nhất. Cho nên, tượng Đức Phật là một biểu tượng, một hình ảnh dễ liên tưởng đến Đức Phật, là ngôi cao cả nhất mà các hàng Phật tử hết lòng thành kính lễ bái cúng dường

Tượng Đức Phật theo mỹ thuật của mỗi dân tộc

Đức Phật dạy: Một Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót, chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Đức Bồ Tát ấy có đầy đủ 32 tướng tốt chính của bậc Đại nhân và 80 tướng tốt phụ. Đó là lời dạy của Đức Phật, mà hình ảnh tiêu biểu thì hoàn toàn không có; cho nên, các nhà nghệ thuật điêu khắc tạo hình theo óc tưởng tượng của mình, dựa theo nền mỹ thuật của dân tộc mình để sáng tạo tượng Đức Phật.

Trong quá khứ, tất cả các nhà nghệ thuật đầu tiên điêu khắc tượng Đức Phật, không có một ai nhìn thấy kim thân của Đức Phật bao giờ. Mỗi nhà nghệ thuật, có một quan niệm riêng về cái đẹp và khả năng thẩm mỹ đều khác nhau. Mặc dù họ đã học hỏi nghiên cứu về 32 tướng tốt chính và 80 tướng tốt phụ của Đức Phật, nhưng óc tưởng tượng của mỗi nhà nghệ thuật mang cá tính và tinh thần của dân tộc mình. Vì vậy, tượng Đức Phật Gotama được tạo ra qua mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc, bởi mỗi nhà nghệ thuật có hình dáng hoàn toàn không giống hệt nhau. Tuy nhiên, cũng có một vài đường nét và tính chất chung, tương đối giống nhau; cho nên, khi mọi người Phật tử nhìn thấy tượng thờ, thì có thể nhận biết được đó là tượng Đức Phật Gotama. Do đó họ liền liên tưởng đến Đức Phật có 9 Ân đức cao thượng, nên phát sinh đức tin trong sạch, tỏ lòng tôn kính, lễ bái, dâng lễ cúng dường một cách cung kính.

Lễ bái cúng dường tượng Đức Phật như thế nào?

Tượng Đức Phật dù làm bằng chất liệu gì, làm bằng xi măng cốt sắt, hoặc bằng đồng, bằng bạc, bằng vàng hoặc bằng đá quý, hoặc bằng gỗ quý; thậm chí tượng Đức Phật bằng giấy, dù nhỏ, dù lớn v.v…, thì người Phật tử cũng không phải lễ bái cúng dường nơi tượng Đức Phật xi măng cốt sắt, hoặc tượng Đức Phật đồng, tượng Đức Phật bạc, tượng Đức Phật vàng, hoặctượng Đức Phật đá quý, hoặc tượng Đức Phật gỗ quý , hoặc tượng Đức Phật giấy v.v… Thật ra, người Phật tử khi nhìn thấy, chiêm ngưỡng tượng Đức Phật ấy, cần phải liên tưởng đến 9 Ân đức Phật, cho nên khi lễ bái là lễ bái đến 9 Ân đức Phật, khi cúng dường là cúng dường đến 9 Ân đức Phật, khi niệm Phật là niệm đến 9 Ân đức Phật v.v…

Như vậy, tượng Đức Phật là đối tượng bên ngoài, để liên tưởng đến 9 Ân đức Phật bên trong thiện tâm của mình. Do đó, tượng Đức Phật tạo nên bằng chất liệu gì, hình dáng, tư thế… khác nhau như thế nào, cũng chỉ là đối tượng hình thức bên ngoài mà thôi. Khi người Phật tử chiêm bái, cung kính đảnh lễ, dâng lễ cúng dường… nơi tượng Đức Phật, thì phải luôn luôn tâm niệm đến 9 Ân đức Phật bên trong thiện tâm của mình.

Tuy nhiên, hình dáng, tư thế tượng Đức Phật cũng có tác động đến tư tưởng, tình cảm của người Phật tử. Cho nên, thời xưa ở xứ Ấn Độ, các nhà nghệ thuật điêu khắc tạo hình tượng Đức Phật trong tư thế ngồi đang Chuyển Pháp Luân, phía dưới Bồ đoàn, ở giữa có bánh xe Chuyển Pháp Luân, hai bên có 2 con nainhóm 5 Tỳ-khưu. Đó là một hình ảnh rất sống động, gợi lại cho người Phật tử một ấn tượng về quá khứ, lần đầu tiên Đức Phật thuyết bài Kinh Chuyển Pháp Luân tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana; để tế độ nhòm 5 Tỳ-khưu: Ngài Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji.

Khi người Phật tử nào chiêm ngưỡng tượng Đức Phật trong tư thế Chuyển Pháp Luân, diễn tả lại bối cảnh lịch sử đầu tiên trong Phật giáo, người Phật tử ấy dễ dàng phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, mà quên những điều ưu phiền trong đời, tâm được thanh tịnh an lạc.

Như vậy, tượng Đức Phật là đối tượng giúp cho người Phật tử phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, chính nhờ đức tin này sẽ làm nền tảng cho mọi thiện pháp phát sinh và tăng trưởng từ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp đến Siêu tam giới thiện pháp, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Đức Phật Và Đại Cội Bồ Đề
Đức Pháp - Tứ Thánh Đế & Kinh Chuyển Pháp Luân

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *