5- Ý Nghĩa Bhikkhu: Tỳ Khưu

Bhikkhu có nhiều ý nghĩa.

5.1- Nghĩa Bhikkhu theo văn phạm Pāḷi

– Bhikkhati sīlenā’ti Bhikkhu: Bậc có thói quen thường đi khất thực để nuôi mạng gọi là Bhikkhu: Tỳ khưu. 

– Saṃsāre bhayaṃ ikkhatī’ti Bhikkhu: Bậc thấy rõ sự tai họa trong vòng tử sanh luân hồi gọi là Bhikkhu: Tỳ khưu.

5.2- Nghĩa Bhikkhu theo Kinh tạng

Trong Chú giải kinh Ðại Tứ niệm xứ dạy:

– Yo ca imaṃ paṭipattiṃ paṭipajjati, so Bhikkhu nāma hotī’ti paṭipattiyā Bhikkhubhāvadassanato pi “Bhikkhu”.

“Hành giả nào thực tập, tiến hành Tứ niệm xứ này, người ấy gọi là Tỳ khưu. Tỳ khưu chứng tỏ là hành giả tiến hành Tứ niệm xứ”.

– “Paṭipannako hi devo vā hotu manusso vā Bhikkhū’ti saṅkhyaṃ gacchatiyeva”.

“Hành giả tiến hành Tứ niệm xứ, dầu là chư thiên hoặc nhân loại đều xem là Tỳ khưu cả thảy”.

Như vậy, Tỳ khưu theo ý nghĩa kinh tạng chính là hành giả tiến hành Tứ niệm xứ, hay tiến hành thiền tuệ.

5.3- Nghĩa Bhikkhu theo Luật tạng

Bhikkhu: Tỳ khưu được thành tựu do chư Tỳ khưu Tăng hội họp nâng đỡ lên bậc cao bằng cách hành Tăng sự, do vị Ðại Ðức luật sư tụng ñatticatutthakammavācā: tụng 1 lần ñatti (tuyên ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành sự ngôn). Khi hành Tăng sự tụng xong ñatticatutthakammavācā, giới tử Sa di trở thànhTỳ khưu theo luật. Thọ Tỳ khưu có 2 hạng người:

1- Người cận sự nam đủ tuổi thọ Tỳ khưu gọi là: Bhikkhu: Tỳ khưu.

2- Người cận sự nữ đủ tuổi thọ Tỳ khưu gọi là: Bhikkhunī: Tỳ khưu.

6- Chi Pháp Trở Thành Tỳ Khưu

Theo Luật tạng, bộ Chú giải Cūḷavagga dạy:

Tỳ khưu được thành tựu cần phải hội đủ 5 chi pháp.

6.1- Năm Chi Pháp Thành Tựu Tỳ khưu 

1- Vatthusampatti: Người cận sự nam hoàn toàn không phạm lỗi.  

2- Ñattisampatti: Tụng ñatti: tuyên ngôn hoàn toàn đúng theo văn phạm Pāḷi. 

3- Anusāsanasampatti: Tụng kammavācā: thành sự ngôn hoàn toàn đúng theo văn phạm Pāḷi. 

4- Sīmāsampatti: Chỗ ranh giới sīmā hoàn toàn đúng theo luật.  

5- Purisasampatti: Tỳ khưu Tăng hội đầy đủ để hành Tăng sự.

Người giới tử nào hội đầy đủ hoàn toàn 5 chi pháp này, không thiếu một chi pháp   nào,   sau   khi   chư   Tỳ   khưu   Tăng    hội    hành    Tăng    sự   tụng ñatticatutthakammavācā: tụng 1 lần ñatti (tuyên ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành sự ngôn) chấm dứt xong, người giới tử ấy trở thành vị Bhikkhu: Tỳ khưu.

Nếu trường hợp người giới tử thiếu một chi pháp nào, dầu là một chi tiết nhỏ, buổi lễ thọ Tỳ khưu không thành tựu, giới tử ấy không trở thành Tỳ khưu, nếu tự nhận là Tỳ khưu thì chỉ là giả danh Tỳ khưu.

6.2- Năm Chi Pháp Không Thành Tựu Tỳ khưu

1- Vatthuvippatti: Người cận sự nam không đủ tuổi hoặc phạm lỗi.

2- Ñattivippatti: Tụng ñatti: tuyên ngôn không đúng theo văn phạm Pāḷi.

3- Anusāsanavippatti: Tụng kammavācā: thành sự ngôn không đúng theo văn phạm Pāḷi. 

4- Sīmāvippatti: Chỗ ranh giới sīmā không đúng theo luật. 

5- Purisavippatti: Tỳ khưu Tăng hội không đầy đủ để hành Tăng sự.

Nếu giới tử gặp phải một trong 5 chi pháp này, thì buổi lễ thọ Tỳ khưu không thành tựu, giới tử ấy không trở thành Bhikkhu (Tỳ khưu).

Giải Thích:

1- Vatthu: Người Cận Sự Nam

1.1- Vatthusampatti như thế nào?

Vatthusampatti nghĩa là người cận sự nam đầy đủ 20 tuổi, kể từ khi đầu thai vào lòng mẹ, đồng thời người cận sự nam ấy hoàn toàn không thuộc vào 13 hạng người có lỗi, cấm thọ Tỳ khưu.

Ðó gọi là vatthusampatti, người cận sự nam có thể làm lễ thọ Tỳ khưu.

1.2- Vatthuvippatti như thế nào?

Vatthuvippatti nghĩa là người cận sự nam thuộc vào một trong 13 hạng người, không thể thọ Tỳ khưu.

13 hạng người có lỗi không thể sửa chữa

1- Trộm tăng tướng Tỳ khưu: giả Tỳ khưu sống chung với Tỳ khưu thật (theyyasaṃvāsaka).

2- Người từ ngoại đạo qua Phật giáo, song chưa bỏ tà kiến của ngoại đạo (diṭṭhiyapakkantaka).

3- Người ái nam (paṇṇaka: bán nam bán nữ). 

4- Long vương hóa thành người nam (tiracchāna).  

5- Người cận sự nam giết mẹ (mātughātaka). 

6- Người cận sự nam giết cha (pitughātaka). 

7- Người cận sự nam giết bậc Thánh A-ra-hán (Arahantaghātaka).  

8- Người cận sự nam làm cho kim thân của Ðức Phật bị vết bầm (máu) (lohituppādaka). 

9- Người cận sự nam làm chia rẽ chư Tỳ khưu Tăng (Saṃghabhedaka). 

10- Người cận sự nam hãm hại Tỳ khưu ni (Bhikkhunīdūsaka).  

11- Người có lưỡng tính (ubhatobyañjana: nam tính và nữ tính). 

12- Người cận sự nam trước đây đã từng thọ Tỳ khưu, phạm tội bất cộng trụ (pārājika) đã bị hoàn tục. 

13- Người cận sự nam chưa đầy đủ 20 tuổi.

Tất cả 13 hạng người nam này, gọi là vatthuvippatti, không cho phép làm lễ thọ Tỳ khưu. Dầu làm lễ thọ Tỳ khưu rồi, cũng không thành tựu Tỳ khưu, nếu tự nhận mình là Tỳ khưu thì chỉ là giả danh Tỳ khưu mà thôi.

2- Ñatti: Tuyên Ngôn

2.1- Ñattisampatti như thế nào? 

Ñattisampatti nghĩa là vị Ðại Ðức luật sư thông thạo về văn phạm Pāḷi, rành rẽ về cách hành Tăng sự. Tụng 1 lần ñatti (tuyên ngôn) đúng từng nguyên âm, từng phụ âm, từng chữ đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana và đúng  theo 10 byañjanabuddhi. Ðó gọi là ñattisampatti: tụng tuyên ngôn hoàn toàn đúng theo văn phạm Pāḷi và cách hành Tăng sự.

2.2- Ñattivippatti như thế nào? 

Ñattivippatti nghĩa là vị Ðại Ðức luật sư không thông thạo về văn phạm Pāḷi, không rành rẽ về cách hành Tăng sự. Tụng 1 lần ñatti (tuyên ngôn) không đúng từng nguyên âm, từng phụ âm, từng chữ không đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana và    không    đúng    theo 10 byañjanabuddhi.

Ðó gọi là ñattivippatti: tụng tuyên ngôn không đúng theo văn phạm Pāḷi và cách hành Tăng sự.

Như vậy, cuộc lễ thọ Tỳ khưu không thành tựu, giới tử không trở thành Tỳ khưu, nếu tự nhận mình là Tỳ khưu thì chỉ là giả danh Tỳ khưu mà thôi.

3- Anussāsana: Thành Sự Ngôn

3.1- Anussāsanasampatti như thế nào?

Anussāsanasampatti nghĩa là vị Ðại Ðức luật sư thông thạo về văn phạm Pāḷi, rành rẽ về cách hành Tăng sự. Tụng 3  lần kammavācā (thành  sự  ngôn) đúng từng nguyên âm, từng phụ âm, từng chữ đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana và đúng theo 10 byañjanabuddhi.

Ðó gọi là Anussāsanasampatti: tụng thành sự ngôn hoàn toàn đúng theo văn phạm Pāḷi và cách hành Tăng sự.

3.2- Anussāsanavippatti như thế nào?

Anussāsanavippatti nghĩa là vị Ðại Ðức luật sư không thông thạo về văn phạm   Pāḷi,   không   rành   rẽ    về    cách    hành    Tăng    sự.    Tụng    3 lần kammavācā (thành sự ngôn) không đúng từng nguyên âm, từng phụ âm, từng  chữ  không  đúng  theo ṭhāna,  karaṇa,  payatana và  không  đúng theo 10 byañjanabuddhi.

Ðó gọi là Anussāsanavippatti: tụng thành sự ngôn không đúng theo văn phạm Pāḷi và cách hành Tăng sự.

Như vậy, cuộc lễ thọ Tỳ khưu không thành tựu, giới tử không trở thành Tỳ khưu thật. Nếu tự nhận mình là Tỳ khưu thì chỉ là giả danh Tỳ khưu mà thôi.

Vị Ðại Ðức tụng ñatticatutthakammavācā: tụng 1 lần ñatti (tuyên ngôn), tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành sự ngôn), đúng từng nguyên âm, từng phụ âm, từng chữ đúng theo:

– Ṭhāna: nơi phát sanh của nguyên âm, phụ âm. 

– Karaṇa: nhân phát sanh của nguyên âm, phụ âm. 

– Payatana: sự cố gắng phát âm đúng theo ṭhāna và karaṇa.

Trong ngôn ngữ Pāḷi gồm có 41 âm: 

– Nguyên âm có 8 âm, đó là: a, ā, i, ī, u, ū, e, o.

– Phụ âm có 33:

Ka   kha   ga   gha   ṅ  

Ca   cha   ja   jha   ña  

Ṭa   ṭha   ḍa   ḍha   ṇa  

Ta   tha   da   dha   na  

Pa   pha   ba   bha   ma 

Ya   ra   la   va   sa   ha   ḷa   ṃ.

Ðó là 41 âm gồm cả nguyên âm và phụ âm. Chia thành 6 ṭhāna, 6 karaṇa và 4 payatana.

Ṭhāna và 6 Karaṇa

1- Kaṇṭhaṭṭhāna: Nơi phát âm ở cổ, gồm có 8 âm: 2 nguyên âm và 6 phụ âm là: a, ā, ka, kha, ga, gha, ṅ, ha.

– Và cũng là kaṇṭhakaraṇa: nhân phát âm ở cổ.

2- Tāluṭṭhāna: Nơi phát âm ở đóc họng, gồm có 8 âm: 2 nguyên âm và 6 phụ âm là: i, ī, ca, cha, ja, jha, ña, ya.

– Và jivhāmajjhakaraṇa: nhân phát âm ở giữa lưỡi.

3- Muddhaṭṭhāna: Nơi phát âm ở hàm ếch, gồm có 7 phụ âm là: ṭa, ṭha, ḍa, ḍha, ṇa, ra, ḷa.

– Và jivhopaggakaraṇa: nhân phát âm ở gần đầu lưỡi.

4- Dantaṭṭhāna: Nơi phát âm ở 2 đầu răng, gồm có 7 phụ âm là: ta, tha, da, dha, na, la, sa.

– Và jivhaggakaraṇa: nhân phát âm ở đầu lưỡi.

5- Oṭṭhaṭṭhāna: Nơi phát âm ở 2 đầu môi, gồm có 7 âm: 2 nguyên âm và 5 phụ âm là: u, ū, pa, pha, ba, bha, ma.

– Và cũng là oṭṭhakaraṇa: nhân phát âm ở 2 đầu môi.

6- Nāsikaṭṭhāna: Nơi phát âm nơi lỗ mũi, có 1 phụ âm là: niggahita: ṃ, phụ âm m có dấu chấm ở bên dưới, như aṃ, iṃ, uṃ.

– Và cũng là nāsikakaraṇa: nhân phát âm nơi lỗ mũi.

Những nguyên âm phụ âm phát sanh 2 ṭhāna:

– Nguyên âm e: phát âm nơi 2 ṭhāna: kaṇṭhatāluṭṭhāna: nơi cổ và đóc họng.

– Nguyên âm o: phát âm nơi 2 ṭhāna: kaṇṭhoṭṭhaṭṭhāna: nơi cổ và môi.

– Phụ âm va: phát âm nơi 2 ṭhāna: dantoṭṭhaṭṭhāna: nơi răng và môi.

– Những phụ âm ṅ, ña, ṇa, na, ma: phát âm nơi 2 ṭhāna: là ṭhāna riêng của mỗi nhóm và lỗ mũi.

4 Payatana: sự cố gắng phát âm đúng theo ṭhāna và karaṇa, có 4 cách:

1- Saṃvata: sự cố gắng đóng ṭhāna và karaṇa. 

2- Vivata: sự cố gắng mở ṭhāna và karaṇa. 

3- Phuṭṭha: sự cố gắng tiếp xúc mạnh ṭhāna và karaṇa.  

4- Isaṃphuṭṭha: sự cố gắng tiếp xúc nhẹ ṭhāna và karaṇa. 

Ðó là 4 cách cố gắng phát ra âm thanh cho đúng ṭhāna và karaṇa.  

Vấn đề này nêu ra ở đây để hiểu tổng quát về ṭhāna, karaṇa và payatana. Sự hiểu rõ ràng  về  văn  phạm  Pāḷi  là  phận  sự  của  vị  Ðại  Ðức  luật  sư  tụng ñatti (tuyên ngôn) và kammavācā (thành sự ngôn) trong lúc hành Tăng sự.

10 byañjanabuddhi

Trong bộ Chú giải Luật tạng Parivāra dạy rằng:

Vị Ðại Ðức luật sư tụng ñatti và kammavācā cần phải thông thạo, rành rẽ 10 byañjanabuddhi, như sau:

“Sithilaṃ dhanitañca dīgharassaṃ  

Garukaṃ lahukañceva niggahitaṃ  

Sambandhaṃ vavatthitaṃ vimuttaṃ  

Dasadhā byañjanabuddhiyā pabhedo”.

Nghĩa:

Vị Ðại Ðức luật sư tụng ñatti và kammavācā nên hiểu biết rõ 10 loại byañjanabuddhi  là:sithila, dhanita, dīgha, rassa, garuka, lahuka, niggahita, sambandha, vavatthita và vimutta.

Giải Thích:  

Trong ngôn ngữ Pāḷi có 41 âm. 

– Nguyên âm có 8 âm đó là: a, ā, i, ī, u, ū, e, o. 

– Phụ âm có 33 âm chia ra làm 6 nhóm:

Nhóm mẫu tự Pāḷi 1 2 3 4 5
1- Nhóm ka đầu có 5 phụ âm  ka kha ga gha
2- Nhóm ca đầu có 5 phụ âm  ca cha ja jha ña
3- Nhóm ṭa đầu có 5 phụ âm  ṭa ṭha ḍa ḍha ṇa
4- Nhóm ta đầu có 5 phụ âm  ta tha da dha na
5- Nhóm pa đầu có 5 phụ âm  pa pha ba bha ma

6- Không nhóm có 8 phụ âm: ya, ra, la, va, sa, ḷa, ha, ṃ.

1- Sithila là những phụ âm ở vị trí thứ nhất và thứ ba của mỗi nhóm gồm có 10 phụ âm: ka, ga, ca, ja, ṭa, ḍa, ta, da, pa, ba. Mười phụ âm này khi phát âm cố gắng đụng ṭhāna và karaṇa phát âm giọng yếu. 

2- Dhanita là những phụ âm ở vị trí thứ nhì và thứ tư của mỗi nhóm gồm có 10 phụ âm: kha, gha, cha, jha, ṭha, ḍha, tha, dha, pha, bha. Mười phụ âm này khi phát âm, cố gắng đụng ṭhāna và karaṇa phát âm giọng mạnh. 

3- Dīgha là những nguyên âm đọc giọng dài gồm có: ā, ī, ū, e, o, 5 nguyên âm đơn này, đứng trước phụ âm hoặc ghép sau phụ âm. Khi tụng đọc giọng dài gấp đôi nguyên âm giọng ngắn. Thời gian tụng đọc giọng dài khoảng chừng 2 lần nháy mắt liên tục (không nên kéo dài như giọng ca hát ngân nga). 

4- Rassa là những nguyên âm đọc giọng ngắn gồm có: a, i, u. Ba nguyên âm đơn này, đứng trước phụ âm hoặc ghép sau phụ âm. Khi tụng đọc giọng ngắn bằng một  nửa  nguyên  âm  tụng  đọc  giọng  dài.  Thời  gian  tụng  đọc giọng ngắn khoảng chừng 1 lần nháy mắt liên tục (không nên kéo dài như giọng ca hát ngân nga).

Dầu nguyên âm tụng đọc giọng dài như e, o, nhưng khi ghép chung với một phụ âm (byañjanasamyoga) trở thành tụng đọc giọng ngắn.

Ví dụ: Seyyo, sotthi, ettha, nguyên âm ghép với ey, ot, et. Khi tụng đọc trở thành giọng ngắn. Sey-yo, sot-thi, et-tha….

5- Garuka là những nguyên âm đọc giọng nặng gồm có: ā, ī, ū, e, o.

– Năm nguyên đơn, đứng trước phụ âm hoặc ghép sau phụ âm đọc giọng nặng. Ví dụ: Yā, so…

– Nguyên âm ghép với phụ âm (byañjanasamyoga).

Ví dụ: Na+k-khamati = nakkhamati, “nak” tụng đọc giọng nặng và chậm…

6- Lahuka là những nguyên âm đọc giọng nhẹ gồm có: a, i, u.

– Và những nguyên âm không ghép dính vào phụ âm khác.

Ví dụ: Na-khamati, “na” tụng đọc giọng nhẹ và mau.

7- Sambandha là những phụ âm trước ghép với nguyên âm sau, khi tụng đọc dính theo nguyên âm sau.

Ví dụ: Yassāyasmato do 2 danh từ ghép yassa +āyasmato. Xóa nguyên âm “a”  sau  phụ  âm  “s”,  rồi ghép phụ âm “s” với guyên âm “ā” thành yassāyasmato.

8- Vavatthita là những chữ trước đọc tách rời với chữ sau.

Ví dụ: Yassa āyasmato, yassa chữ trước, āyasmato chữ sau tụng đọc tách rời nhau.

9- Niggahita là những phụ âm m có chấm dưới (ṃ). Ví dụ: aṃ, iṃ, uṃ.

Khi tụng đọc niggahitanta theo 2 ṭhāna:

– Sakaṭṭhāna phát âm tùy theo ṭhāna của phụ âm. 

– Nāsikaṭṭhāna phát âm ở lỗ mũi, cũng là nhân phát sanh ở lỗ mũi.

Khi tụng đọc niggahitanta này, đặc biệt đóng hơi cổ, bằng cách ngậm miệng lại để cho hơi đi lên theo đường ra lỗ mũi.

Ví dụ: Buddhaṃ, Dhammaṃ, Saṃghaṃ… 

* Tụng makaranta: chữ m không có chấm dưới, khi tụng đọc phụ âm m theo oṭṭhaṭṭhāna phát âm nơi 2 đầu môi, phải ngậm miệng.

Ví dụ: Buddham, Dhammam, Saṃgham… 

10- Vimutta là những phụ âm tụng phải mở miệng đọc rõ, không ngậm miệng, không để cho hơi lên lỗ mũi.

Ví dụ: Su-ṇā-tu, e-sā ñatti… 

Vị Ðại Ðức luật sư tụng ñatti-kammavācā luôn luôn ở tư thế ngồi chồm hỗm hai tay cầm bảng ñattikammavācā, tụng đọc từng nguyên âm, từng phụ âm, từng chữ rõ ràng đúng theo văn phạm Pāḷi, theo mỗi cách thức hành Tăng sự.

Trong 10 byañjanabuddhi này xác định kết quả thành tựu hoặc không thành tự buổi lễ hành Tăng sự của chư Tỳ khưu Tăng.

Theo bộ luật Kaṅkhāvitaranīṭīkā dạy rằng:

“Kammavipattilakkhaṇa:

Sithile kattabbe dhanitaṃ, dhanite kattabbe sithilaṃ, vimute kattabbe niggahitaṃ, niggahite kattabbe vimuttaṃ’ti. “Imāni cattāri byañjanāni anto kammavācāya kammaṃ dūsenti”.

“Trạng thái Tăng sự bị hư:

Khi vị Ðại Ðức luật sư tụng phụ âm sithila trở thành phụ âm dhanita; khi tụng phụ âm dhanita trở thành phụ âm sithila; và khi tụng phụ âm, nguyên âm vimutta trở thành phụ âm, nguyên âm niggahita; khi tụng phụ âm, nguyên âm niggahita trở thành phụ âm, nguyên âm vimutta.

Trong khi tụng đọc ñatti-kammavācā, có sự nhầm lẫn trong 4 phụ âm, nguyên âm này, thì buổi lễ hành Tăng sự ấy bị hư, không thành tựu”.

Ngoài những phụ âm thuộc 4 loại: sithila, dhanita, niggahita, vimutta ra, còn lại những phụ âm, nguyên âm thuộc 6 loại: dīgha, rassa, garuka, lahuka, sambandha, vavatthita nếu  tụng  đọc  không  đúng,  thì  việc  hành  Tăng  sự (Saṃghakamma) ấy không bị hư, Tăng sự ấy vẫn thành tựu. Song gọi là “tụng không hay” (duruttaṃ karoti).

Lễ thọ Tỳ khưu, khi vị Ðại Ðức luật sư tụng ñatticatutthakammavācā đúng theo văn phạm Pāḷi, đúng theo 10 byañjanabuddhi hành đúng theo Tăng sự, gọi là ñattisampatti và anussāsanasampatti hay kammavācāsampatti, thì buổi  lễ  thọ  Tỳ  khưu  được  thành   tựu, giới tử trở thành vị Tỳ khưu (Bhikkhu) thật. Nếu trường hợp vị Ðại Ðức luật sư tụng ñatticatutthakammavācā không đúng theo văn phạm Pāḷi, và không đúng theo 10 byañjanabuddhi trong đó có sithila, dhanita, niggahita, vimutta thì hành Tăng sự ấy bị hư, gọi là ñattivippatti và anussāsanavippatti hay kammavācāvippatti, buổi lễ thọ Tỳ khưu không thành tựu, giới tử không trở thành vị Tỳ khưu, nếu tự nhận mình là Tỳ khưu, thì chỉ là giả danh Tỳ khưu mà thôi.

4- Sīmā 

Sīmā là một chỗ có diện tích không lớn quá cũng không nhỏ quá, có chu vi làm ranh giới rõ ràng, được chư Tỳ khưu Tăng đã quy định, để làm nơi chư Tỳ khưu Tăng hội họp hành mọi Tăng sự Saṃghakamma như: uposatha, pavāraṇā, upasampadā, kathina, parivāsa, mānatta abbhāna… đúng theo luật của Ðức Phật đã ban hành.

Sīmā có 2 loại:

4.1- Baddhasīmā: là chỗ sīmā đã được chư Tỳ khưu Tăng hội họp quy định có diện tích không lớn quá, cũng không nhỏ quá, tối thiểu đủ cho 21 vị Tỳ khưu Tăng ngồi hành Tăng sự, có chu vi rõ ràng, được làm đấu bằng 1 trong 8 loại nimitta mà Ðức Phật đã ban hành cho phép theo luật, và được chư Tỳ khưu  Tăng  đã  hành  Tăng  sự  tụng sīmāsammutikammavācā để   trở   thành sīmā làm ranh giới chu vi, để hành mọi Tăng sự của chư Tỳ khưu Tăng.

Baddhasīmā này có 2 loại:

4.1.1- Samānasaṃvāsasīmā: là sīmā được thành tựu do chư Tỳ khưu Tăng hội họp lại một nơi nhất định rồi hành Tăng sự tụng Samānasaṃvāsasīmāsammutikammavācā để trở thành sīmā.

4.1.2- Avippavāsasīmā: là sīmā được thành tựu do chư Tỳ khưu Tăng tụng Avippavāsasīmāsammutikammavācā liền sau khi đã thành tựu samānasaṃvāsasīmā, vì sự lợi ích xa rời tam y mà không bị phạm tội.  

Tương tự cũng có 2 loại sīmā:

4.1.3- Mahāsīmā: là sīmā rộng lớn tối đa 3 do tuần, do chư Tỳ khưu Tăng thống nhất quy định hành Tăng sự tụng ñatti-kammavācā, để trở thành mahāsīmā. Khi hành Tăng sự, tất cả chư Tỳ khưu ở trong phạm vi mahāsīmā đều phải đến hội họp một nơi, ngồi trong hatthapāsa (2 cùi tay+1 gang). Trường hợp vị Tỳ khưu nào bị bệnh không thể đến hội họp được, vị Tỳ khưu ấy phải gởi chanda pārisuddhi (sự hài lòng, tâm trong sạch) của mình cho một vị Tỳ khưu khác và nhờ vị Tỳ khưu ấy đến trình giữa chư Tăng.

4.1.4- Khaṇḍasīmā: là sīmā nhỏ nằm trong mahāsīmā, do tất cả chư Tỳ khưu Tăng quy định bằng cách hành Tăng sự tụng ñatti-kammavācā để trở thành khaṇḍasīmā. Chư Tỳ khưu Tăng có thể hội họp trong khaṇḍasīmā này tối thiểu 21 vị hành Tăng sự, mà không liên quan đến chư Tỳ khưu Tăng hiện đang ở trong mahāsīmā. Khaṇḍasīmā cần phải có một đường ranh nhỏ xung quanh bao bọc, để phân chia khoảng cách khaṇḍasīmā và mahāsīmā, gọi là sīmantarika. Vì khaṇṇasīmā có thể giáp ranh với gāmasīmā, mà không thể giáp ranh với mahāsīmā, cho nên phải có đường sīmantarika.

4.2- Abhaddhasīmā: là sīmā thành tựu một cách tự nhiên, không do chư Tỳ khưu Tăng hội họp tụng ñatti-kammavācā như bhaddhasīmā.

Abhaddhasīmā có 3 loại:

4.2.1- Gāmasīmā: là sīmā được chư Tỳ khưu Tăng quy định một chu vi quanh một làng, một xã, một khu phố… làm ranh giới. Tất cả chư Tỳ khưu Tăng hiện đang ở tại nơi quy định ấy, đều phải đến hội họp, ngồi trong hatthapāsa, để hành Tăng sự. Nếu vị Tỳ khưu nào không đến hội họp được, thì vị Tỳ khưu ấy phải gởi chanda và pārisuddhi cho một vị Tỳ khưu khác nhờ đến trình lên giữa chư Tỳ khưu Tăng đang hội họp.

Nếu trường hợp trong gāma ấy, Ðức vua hay vị đại diện chính phủ dâng cúng đến chư Tỳ khưu Tăng một phần đất đủ làm nơi sīmā để hành Tăng sự, thì khoảng chu vi đất ấy trở thành visuṃgāmasīmā (phần đất riêng biệt trong gāma), chư Tỳ  khưu  Tăng  có  thể  hội  họp  hành  Tăng  sự  trong  phạm  vi visuṃgāmasīmā ấy một cách tự nhiên, mà không liên quan đến Tỳ khưu hiện đang ở trong gāma lớn ấy.

4.2.2- Sattabbhantarasīmā: là sīmā trong khu rừng lớn, không có nhà ở, chu vi khoảng 392 cùi tay. Trong khoảng chu vi này chư Tỳ khưu Tăng có thể hội họp hành Tăng sự ở một nơi nào đó nhất định.

4.2.3- Udakukkhepasīmā: là sīmā dưới nước, như sông, biển, hồ lớn thiên nhiên. Chư Tỳ khưu Tăng có thể ngồi trên bè thả ra giữa dòng sông, biển, hồ thiên nhiên, thả neo xuống nước giữ cho bè không di chuyển, rồi có thể hành Tăng sự.

4.3- Sīmāsampatti như thế nào?

Sīmāsampatti nghĩa là sīmā có đầy đủ 3 chi pháp:

4.3.1- Nimittasampatti: dấu “nimitta” chu vi sīmā đầy đủ không thiếu một dấu nào.

Nimitta: dấu có 8 loại: núi, đá, rừng, cây cối,  con đường, con sông, ổ mối và nước. Trong 8 loại nimitta này có thể dùng loại nào cũng được, hoặc dùng xen lẫn nhau. Khi hành lễ thông báo chính xác nimitta phải giáp mí chồng lên nhau, gọi là nimittasampatti.

4.3.2- Purisasampatti: chư Tỳ khưu Tăng hội đầy đủ. Chư Tỳ khưu Tăng hội từ 4 vị Tỳ khưu Tăng thật trở lên để làm lễ hành Tăng sự qui định ranh giới sīmā. Nếu trong một khu vực xã, quận (gāma) có chư Tỳ khưu hiện diện bao nhiêu, thì tất cả chư Tỳ khưu ấy đều phải được mời đến tham dự. Nếu vị Tỳ khưu nào không đi được, vị Tỳ khưu ấy phải cho chanda: sự hài lòng của mình, đến một vị Tỳ khưu khác và nhờ vị Tỳ khưu ấy đến trình giữa chư Tỳ khưu Tăng, tất cả chư Tỳ khưu Tăng phải ngồi trong hatthapāsa: khoảng 2 cùi tay với 1 gang, để  làm  lễ  hành  Tăng  sự  tụng  sīmāsammutikammavācā quy định ranh giới sīmā, gọi là purisasampatti.

4.3.3- Ñatti-kammavācāsampatti: Tụng một lần ñatti (tuyên ngôn) và tiếp theo tụng 1 lần kammavācā (thành sự ngôn), gọi là ñattidutiyakammavācā, đúng theo văn phạm Pāḷi và luật hành Tăng sự.

Sīmā là một công việc rất khó hiểu trong Luật tạng. Ở đây chỉ nêu 3 chi pháp chính để thành tựu sīmā mà thôi.

Khi hội đầy đủ 3 chi pháp trên gọi là sīmāsampatti, làm chỗ để cho chư Tỳ khưu Tăng dễ dàng hành mọi Tăng sự đúng theo luật mà Ðức Phật đã chế định.

4.4- Sīmāvippatti như thế nào? 

Sīmāvippatti nghĩa là chỗ ranh giới sīmā không thành tựu, thì không thể làm nơi để chư Tỳ khưu Tăng hội họp hành Tăng sự đúng theo luật mà Ðức Phật đã ban hành. 

Trong bộ Chú giải Kankhāvitaraṇa dạy có 11 trường hợp sīmā hư như sau:

1- Sīmā quá nhỏ, không đủ chỗ cho 21 vị Tỳ khưu Tăng ngồi hội họp hành Tăng sự (atikhuddakā sīmā). 

2- Sīmā quá lớn, lớn hơn 3 do tuần (atimahātī sīmā). 

3- Sīmā có nimitta bị hư, không đúng (khaṇḍanimittā sīmā). 

4- Sīmā lấy bóng làm nimitta, không cố định (chāyānimittā sīmā). 

5- Sīmā không có nimitta (animitta sīmā). 

6- Tụng ñatti-kammavācā bên ngoài vòng chu vi sīmā (bahisīme ṭhitasammatā sīmā). 

7- Lấy con sông làm sīmā (nadiyā sammatā sīmā). 

8- Lấy biển làm sīmā (sumudde sammatā sīmā). 

9- Lấy hồ thiên nhiên làm sīmā (jātassare sammatā sīmā).  

10- Làm ranh giới sīmā mới dính với sīmā cũ (sīmāya sīmaṃ sambhindantena sammatā sīmā)

11- Làm ranh giới sīmā mới chồng lên sīmā cũ (sīmāya sīmaṃ ajjhottharantena sammatā sīmā).

Ðó là 11 loại sīmāvipatti, sīmā bị hư, không đúng theo luật mà Ðức Phật đã chế định, cho nên chư Tỳ khưu Tăng không thể làm nơi hội họp hành Tăng sự.

Nếu chư Tỳ khưu Tăng hội họp hành Tăng sự tại sīmā hư, thì lễ thọ Tỳ khưu sẽ không thành tựu, giới tử không trở thành Tỳ khưu thật.

5- Purisa: Tỳ khưu Tăng

5.1- Purisasampatti như thế nào? 

Purisasampatti: nghĩa là chư Tỳ khưu Tăng hội đủ số để hành Tăng sự. Ðức Phật chế định làm lễ thọ Tỳ khưu tại trung Ấn Ðộ (majjhimapadesa) phải có ít nhất 10 vị Tỳ khưu thật, hay nhiều hơn càng tốt. Còn ngoài trung Ấn Ðộ ra, các tỉnh nơi biên địa, các nước khác, làm lễ thọ Tỳ khưu có ít nhất 5 vị Tỳ khưu thật, hay nhiều hơn càng tốt. Chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự  tụng ñatticatutthakammavācā xong, giới tử Sa di trở thành Tỳ khưu đúng theo luật của Ðức Phật đã chế định. 

Ðó gọi là purisasampatti: chư Tỳ khưu Tăng hội đầy đủ để hành Tăng sự. 

5.2- Purisavippatti như thế nào? Purisavippatti: nghĩa là chư Tỳ khưu Tăng hội họp không đủ số 10 vị Tỳ khưu thật, để hành Tăng sự làm lễ thọ Tỳ khưu tại trung Ấn Ðộ, hoặc không đủ 5 vị Tỳ khưu thật, để hành Tăng sự làm lễ thọ Tỳ khưu tại các tỉnh nơi biên địa, hoặc các nước khác. Dầu có đông Tỳ khưu, trên 5 vị, nhưng trong số đông ấy có nhiều Tỳ khưu giả, không đủ 5 vị Tỳ khưu thật. Như vậy, cũng gọi là purisavippatti: chư Tỳ khưu Tăng hội họp không đầy đủ số lượng tối thiểu để hành Tăng sự làm lễ thọ Tỳ khưu.

Nếu làm lễ thọ Tỳ khưu, dầu tụng ñatticatutthakammavācā xong, cuộc lễ thọ Tỳ khưu không thành tựu, giới tử Sa di cũng không trở thành Tỳ khưu thật.

Do đó cho nên, giới tử muốn trở thành Tỳ khưu thật, cần phải hội đầy đủ 5 chi pháp: vatthusampatti, ñattisampatti, anussāvanasampatti, sīmāsampatti và purisasampatti. Nếu thiếu một chi pháp nào, hay một chi tiết nào, thì buổi lễ thọ Tỳ khưu không thành tựu, giới tử chắc chắn sẽ không trở thành Tỳ khưu đúng theo luật của Ðức Phật ban hành, nếu tự nhận là Tỳ khưu thì chỉ là giả danh.

DAḶHĪKAMMA: Tăng sự vững chắc

Sau khi lễ thọ Tỳ khưu xong, nếu Tỳ khưu phát sanh tâm hoài nghi không biết việc hành Tăng sự tụng ñatticatutthakammavācā của mình thành tựu hay không thành tựu? Như vậy, muốn được chắc chắn, vị Tỳ khưu ấy có thể thỉnh chư Tỳ khưu tụng ñatticatutthakammavācā lại một lần nữa, hoặc nhiều lần vì sự lợi ích như sau: 

– Nếu trước kia việc tụng ñatticatutthakammavācā đã thành tựu, thì việc tụng lần này càng thêm vững chắc. 

– Nếu trước kia việc tụng ñatticatutthakammavācā không thành tựu, thì việc tụng lần này Tăng sự được thành tựu, chắc chắn trở thành Tỳ khưu thật. 

Như trong Chú giải Luật tạng, bộ Parivāra aṭṭhakathā dạy: 

“Sace pana akkharaparihīnaṃ vā padaparihīnaṃ vā duruttapadaṃ vā hoti, tassa sodhanatthaṃ punappunaṃ vattuṃ vaṭṭati. Idaṃ akuppakammassa daḷhīkammaṃ hoti, kuppakamme kammaṃ hutvā tiṭṭhati.

Ñatticatutthakammavācā ñattiñca tisso ca kammavācāyo sāvetvāva kātabbaṃ, apalokanakammādivasena na kātabbaṃ”.

“Nếu Tăng sự bị hư do bởi đọc sai nguyên âm, phụ âm, hoặc bị hư do bởi đọc sai chữ, hoặc hư do tụng không rõ; để làm cho trong sạch Tăng sự ấy, thì nên tụng đi, tụng lại nhiều lần. Sự tụng nhiều lần này, Tăng sự thêm vững chắc đối với Tăng sự trước kia không bị hư; hoặc thành tựu Tăng sự, mà trước kia   bị hư.  

Việc hành Tăng sự lần này, chỉ cần tụng một lần tuyên ngôn và 3 lần thành sự ngôn, không nên hành các Tăng sự khác như xét hỏi y bát v.v…”. 

Hành Tăng Sự Daḷhīkamma

Daḷhīkamma: Tăng sự vững chắc, Tăng sự này thường hành sau khi đã làm lễ thọ Tỳ khưu.

Nước Myanmar, giới tử làm lễ thọ Tỳ khưu (upasampadā) tại sīmā, chư Tỳ khưu Tăng đặt tầm quan trọng của việc hành Tăng sự tụng ñatticatutthakammavācā (tụng 1 lần tuyên ngôn, liền tiếp theo tụng 3 lần thành sự ngôn); cho nên lễ thọ Tỳ khưu cho một giới tử, hoặc 2-3 giới tử cùng một lúc; khi hành Tăng sự tụng ñatticatuttha-kammavācā thường tụng 3 lần, mỗi lần ba vị.

– Lần thứ nhất có 3 vị Ðại Ðức luật sư đồng tụng. 

– Lần thứ nhì có 3 vị Ðại Ðức luật sư khác đồng tụng. 

– Lần thứ ba có 3 vị Ðại Ðức luật sư khác nữa đồng tụng.

Như vậy, buổi lễ thọ Tỳ khưu của giới tử, gồm tất cả 9 vị Ðại Ðức luật sư hành Tăng sự tụng ñatticatutthakammavācā. Thật ra, trong 9 vị Ðại Ðức luật sư, chỉ cần một vị Ðại Ðức luật sư hành Tăng sự tụng ñatticatuttha- kammavācā đúng theo cách hành Tăng sự; nghĩa là tụng từng mỗi âm, mỗi chữ, mỗi câu đúng theo văn phạm Pāḷi và 10 byañjanabuddhi là buổi thọ Tỳ khưu của giới tử thành tựu, giới tử trở thành vị Tỳ khưu thật; còn 8 vị Ðại Ðức luật sư kia hành Tăng sự tụng ñatticatutthakammavācā đúng nữa, thì làm cho Tăng sự càng thêm vững chắc, vị tân Tỳ khưu càng vững tâm, có đức tin vững chắc nơi Tam bảo.

Về sau, các vị Tỳ khưu có duyên lành, có cơ hội gặp được những bậc Ðại Trưởng lão, đức độ lớn muốn nương nhờ nơi quý Ngài, bằng cách xin hành daḷhīkamma. Các vị Tỳ khưu cung thỉnh quý Ngài từ bi hành Tăng sự daḷhīkamma một lần nữa, (hoặc có thể hành Tăng sự daḷhīkamma nhiều lần trong cuộc đời Tỳ khưu của mình thì càng tốt).

Cách Hành Tăng Sự Daḷhīkamma

Hành Tăng sự daḷhīkamma không phải là lễ thọ Tỳ khưu. Cho nên, giai đoạn đầu không có phần xét hỏi về y bát, 13 pháp tai hại trong thân thể, cuộc đời; và giai đoạn cuối không có ghi nhận thời gian: giờ, ngày, tháng, năm, thời tiết. Vị Thầy Tế độ không dạy 4 pháp nương nhờ và 4 pháp không nên hành.

Nghi Thức xin Hành Tăng Sự Daḷhīkamma

Vị Tỳ khưu xin vị Ðại Trưởng lão làm Thầy Tế độ, để tụng trong khi hành Tăng sự ñatticatutthakammavācā như sau:

1-  Upajjhāyo me (no) Bhante hohi. (3 lần) 

Vị Thầy Tế độ dạy:  

Pāsādikena sampādehi (sampādetha). 

2- Gọi tên vị Thầy Tế độ.  

Gọi tên các vị Tỳ khưu (nhiều nhất 3 vị Tỳ khưu).

3- Hai – ba vị Ðại Ðức luật sư cùng nhau hành Tăng sự tụng Ñatticatutthakammavācā xong, là lễ hành Tăng sự Daḷhīkamma xong.

Sự lợi ích của lễ hành Tăng sự daḷhīkamma như thế nào? Hành Tăng sự daḷhīkamma có hai điều lợi ích như trong Chú giải bộ Parivāra, phần Kammavaggavaṇṇanā.

– Trước kia hành Tăng sự ñatticatutthakammavācā đã thành tựu, nay hành Tăng sự daḷhīkamma thêm vững chắc, thêm đức tin vững vàng nơi Tam bảo….

– Trước kia hành Tăng sự ñatticatutthakammavācā không thành tựu, do đọc sai nguyên âm, phụ âm, hoặc đọc sai chữ…, nay hành Tăng sự daḷhīkamma để làm cho Tăng sự thành tựu. Trước kia không thành Tỳ khưu đúng theo luật, nay sau khi hành daḷhīkamma Tăng sự xong, trở thành Tỳ khưu thật.

Thật ra, tụng ñatticatutthakammavācā có một oai đức rất phi thường, và chư Tỳ khưu Tăng hội đủ hành Tăng sự cũng có một oai đức phi thường. Do đó, nước Myanmar, có một số Tỳ khưu thường hành Tăng sự daḷhīkamma để hỗ trợ cho mình được thêm vững đức tin trong sạch nơi Tam bảo. Cho nên, trong cuộc đời Tỳ khưu, nếu có cơ hội, thì nên hành Tăng sự daḷhīkamma nhiều lần càng tốt.

Tăng Bảo - Tám Cách Thọ Upasampadā
Gương Bậc Xuất Gia - Tích Hoàng Tử Rāhula Thọ Sa Di

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *