2- Ác-Nghiệp Thù Hận Người Khác
Ý ác-nghiệp thù hận người khác như thế nào?
Giận dỗi, ghét bỏ người nào, không tiếp xúc thân mật, không gần gũi giúp đỡ, v.v… đó là sân-tâm bình thường, không phải là ý ác-nghiệp thù hận người khác.
Người nào phát sinh sân-tâm tìm cách phá hoại sự lợi ích, sự an lạc, sự tiến hóa của người khác, rồi người ấy luôn luôn nghĩ tìm cách làm hại người khác. Đó là sân-tâm tạo ác-nghiệp thù hận người khác.
Chi-pháp của ác-nghiệp thù hận người khác
Để biết được ý ác-nghiệp thù hận người khác có hội đủ các chi-pháp hay không hội đủ các chi-pháp, thì căn cứ vào 2 chi-pháp của ý ác-nghiệp thù hận người khác như sau:
1- Parasatto: Người khác.
2- Vināsacintā: Sân-tâm nghĩ tìm cách phá hoại sự lợi ích, sự an lạc, sự tiến hóa của người khác.
Nếu người nào tạo ý ác-nghiệp thù hận người khác hội đủ 2 chi-pháp của ý ác-nghiệp thù hận người khác thì người ấy tạo ý ác-nghiệp thù hận người khác hội đủ chi-pháp, nhưng nếu không hội đủ 2 chi-pháp này thì người ấy tạo ác-nghiệp thù hận người khác không hội đủ chi-pháp.
Nếu sân-tâm nghĩ cách phá hoại sự lợi ích, sự an lạc, sự tiến hóa của mình, thì không gọi là ý ác-nghiệp thù hận người khác này.
Quả của 2 loại ý ác-nghiệp thù hận người khác này có sự khác biệt nhau:
– Nếu ý ác-nghiệp thù hận người khác hội đủ 2 chi-pháp này thì ý ác-nghiệp thù hận ấy có khả năng, có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla) và thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp-hiện-hữu.
– Nếu ý ác-nghiệp thù hận người khác không hội đủ 2 chi-pháp này thì ý ác-nghiệp thù hận ấy có ít năng lực, nếu có cơ-hội thì chỉ cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp-hiện-hữu mà thôi.
Tội nặng – tội nhẹ của ác-nghiệp thù hận người khác
– Nếu người nào phát sinh sân-tâm thù hận người có giới-đức thì người ấy đã tạo ý ác-nghiệp thù hận có tội nặng.
Người ấy sau khi chết, ý ác-nghiệp thù hận ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi-kāla) trong cõi địa ngục, chịu quả khổ của ác-nghiệp thù hận ấy, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi địa-ngục ấy.
– Nếu người nào phát sinh sân-tâm thù hận người không có giới-đức thì người ấy đã tạo ý ác-nghiệp thù hận có tội nhẹ.
Người ấy sau khi chết, ý ác-nghiệp thù hận ấy không có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) do nhờ đại-thiện-nghiệp khác cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp-hiện-hữu, làm cho người ấy có thân hình xấu xí, kỳ dị, đáng ghê tởm, …