Dục-giới đại-thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp tưởng nhớ trong lúc gần lâm chung

Cận-tử-nghiệp phát sinh lúc gần lâm chung có 2 trường-hợp:

 

1Trường-hợp thứ nhất: Dục-giới đại-thiện-nghiệp, hoặc ác-nghiệp tưởng nhớ trong lúc gần lâm chung.

 

Āsanne anussaritaṃ āsannaṃ: Dục-giới đại-thiện-nghiệp nào hoặc bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) nào mà người bệnh tưởng nhớ trong lúc gần lâm chung.

Sau đó không lâu người ấy chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp hoặc bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) ấy có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla), tùy theo quả của nghiệp ấy.

 

* Tưởng Nhớ Đến Đại-Thiện-Nghiệp Lúc Lâm Chung:

 

Một người đã từng tạo dục-giới đại-thiện-nghiệp nào trong kiếp-hiện-tại đã từ lâu không còn nhớ nữa, nhưng đến lúc lâm chung, tự mình hồi tưởng đến phước-thiện ấy, hoặc có người thân bên cạnh nhắc nhở để nhớ đến phước-thiện ấy. Phước-thiện ấy gọi là dục-giới đại-thiện-nghiệp được hồi tưởng lại lúc lâm chung.

 

Sau đó người bệnh ấy chết, chính dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời kỳ tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới (cõi người hoặc cõi trời dục-giới) hưởng mọi quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy trong cõi ấy cho đến hết tuổi thọ.

 

Ví dụ: Ông A đã từng cùng chung với các thí-chủ khác làm phước-thiện lễ dâng y kathina đến chư tỳ-khưu-Tăng tại một ngôi chùa. Thời gian đã trải qua nhiều năm, ông A không còn nhớ đến phước-thiện lễ dâng y kathina ấy nữa.

 

Nghe tin ông A đang lâm bệnh nặng trầm trọng, ông B vốn là người bạn thân thiết đến thăm ông A. Cũng là người đã cùng chung với ông A làm phước-thiện lễ dâng y kathina năm xưa. Nhân dịp này, ông B nhắc lại cho ông A nhớ lại phước-thiện lễ dâng y kathina đến chư tỳ-khưu-Tăng năm xưa tại ngôi chùa ấy.

 

Lắng nghe ông B nhắc đến phước-thiện ấy, ông A liền phát sinh đại-thiện-tâm hồi tưởng lại phước-thiện của buổi lễ dâng y kathina ấy, nên phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ trong phước-thiện ấy.

 

Sau đó không lâu ông A từ trần. Ông A sau khi chết, chính đại-thiện-nghiệp mà ông A hồi tưởng lại lúc lâm chung ấy có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi quả an lạc của đại-thiện-nghiệp ấy trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

 

Đó là trường-hợp người bệnh tưởng nhớ dục-giới đại-

thiện-nghiệp lúc lâm chung.

 

* Tưởng Nhớ Đến Ác-Nghiệp Lúc Lâm Chung:

 

Ví dụ: Vị tỳ-khưu trẻ trong thời kỳ Đức-Phật Kassapa, một hôm đi thuyền trên dòng sông Gangā, nước chảy xiết, vị tỳ-khưu trẻ nắm lấy lá cỏ bên bờ sông bị đứt (nếu phạm giới thì phạm giới nhẹ).

 

Sau đó vị tỳ-khưu trẻ không có cơ hội gặp một vị tỳ-khưu khác để sám hối āpatti.

 

Về sau, vị tỳ-khưu trẻ không còn nhớ đến việc làm đứt lá cỏ ấy nữa.

 

Suốt cuộc đời xuất gia hành phạm-hạnh của vị tỳ-khưu ấy, thời gian trải qua 20.000 (hai mươi ngàn) năm, trong thời kỳ Đức-Phật Kassapa.

 

Đến lúc lâm chung, hiện tượng hình ảnh lá cỏ bị đứt năm xưa hiện ra trong tâm, vị tỳ-khưu hồi tưởng lại trong thời kỳ quá khứ xa xưa ấy đã từng làm đứt lá cỏ bên bờ sông mà chưa có cơ hội sám hối āpatti.

 

Ngay lúc ấy, vị tỳ-khưu muốn sám hối āpatti ấy, nhưng không có vị tỳ-khưu nào tại đó. Cho nên vị tỳ-khưu ăn năn về lỗi của mình, tự nghĩ mình là người có giới không trong sạch.

 

Vì vậy, vị tỳ-khưu sau khi tịch, ác-nghiệp ấy có cơ hội ưu tiên cho quả tái-sinh làm Long-vương có tên là Erakapattanāgarājā(1): Long-vương Erakapatta (lá cỏ), từ thời kỳ Đức-Phật Kassapa cho đến thời kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, vẫn chưa thoát khỏi kiếp Long vương.

 

Đó là trường-hợp người bệnh tưởng nhớ ác-nghiệp lúc lâm chung của vị tỳ-khưu.

1Bộ Dhammapadaṭṭhakathā tích Erakapattanāgarājāvatthu.

2. Āsannakamma: Cận-tử-nghiệp
Dục-giới đại-thiện-nghiệp, ác-nghiệp được tạo trong lúc lâm chung

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *