4- Gahaṭṭhasīla: Giới người tại-gia

Người tại-gia có ngũ-giới (pañcasīla) là thường-giới (niccasīla) không phân biệt đàn ông, đàn bà, già trẻ, trai gái, dân tộc nào cả. Tất cả mọi người đều phải có bổn phận giữ gìn ngũ-giới của mình cho được trong sạch và đầy đủ trọn vẹn, bất luận người có thọ-trì ngũ-giới hoặc người không thọ-trì ngũ-giới, bởi vì ngũ-giới là thường-giới (niccasīla) của tất cả mọi người trong đời, không ngoại trừ một ai cả.

* Nếu người nào giữ gìn ngũ-giới của mình trong sạch và trọn vẹn thì người ấy được phước-thiện giữ-giới, đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc lâu dài trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

* Nếu người nào phạm điều-giới nào trong ngũ-giới thì người ấy đã tạo ác-nghiệp điều-giới ấy đem lại sự bất lợi, sự thoái hoá, sự khổ thân, khổ tâm lâu dài trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

Quả xấu của người phạm giới có 5 điều

Khi ấy, Đức-Thế-Tôn truyền dạy các cận-sự-nam, cận-sự-nữ, người dân làng Pāṭali rằng:

– Này các người tại-gia! Có 5 quả xấu của người phạm giới, của người không có giới trong đời.

5 quả xấu ấy là:

1- Này các người tại-gia! Người phạm giới, người không có giới trong đời này, làm tiêu tan nhiều của cải tài sản, do nhân dể duôi (thất niệm, không biết mình). Đó là quả xấu thứ nhất của người phạm giới, người không có giới.

2- Này các người tại-gia! Người phạm giới, người không có giới có tiếng xấu bị lan truyền khắp mọi nơi. Đó là quả xấu thứ nhì của người phạm giới, người không có giới.

3- Này các người tại-gia! Người phạm giới, người không có giới có tâm rụt rè, e thẹn, sợ sệt khi vào nơi hội đoàn hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Sa-môn, hội đoàn Bà-la-môn.

Đó là quả xấu thứ ba của người phạm giới, người không có giới.

4- Này các người tại-gia! Người phạm giới, người không có giới có ác-tâm mê muội, hoặc tâm sợ hãi lúc lâm chung.

Đó là quả xấu thứ tư của người phạm giới, người không có giới.

5- Này các người tại-gia! Sau khi người phạm giới, người không có giới chết, ác-nghiệp phạm giới cho quả tái-sinh trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh).

Đó là quả xấu thứ năm của người phạm giới, người không có giới.

– Này các người tại-gia! Đó là 5 quả xấu của người phạm giới, của người phá giới.

Quả báu của người giữ giới có 5 điều

– Này các người tại-gia! Có 5 quả báu của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.

5 quả báu ấy là:

1- Này các người tại-gia! Người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, người có giới trong đời này, tạo được nhiều của cải tài sản, do nhân không dể duôi (có trí nhớ biết mình). Đó là quả báu thứ nhất của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.

2- Này các người tại-gia! Người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, người có giới có tiếng tốt lành được lan truyền khắp mọi nơi. Đó là quả báu thứ nhì của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.

3- Này các người tại-gia! Người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, người có giới có đại-thiện-tâm tự tin khi vào nơi hội đoàn hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Sa-môn, hội đoàn Bà-la-môn.

Đó là quả báu thứ ba của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.

4- Này các người tại-gia! Người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, người có giới có đại-thiện-tâm tỉnh táo, đại-thiện-tâm sáng suốt lúc lâm chung.

Đó là quả báu thứ tư của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.

5- Này các người tại-gia! Sau khi người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, người có giới chết, đại-thiện-nghiệp giữ giới cho quả tái-sinh trong cõi thiện-giới: cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới.

Đó là quả báu thứ năm của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.

– Này các người tại-gia! Đó là 5 quả báu của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.

Như vậy, tất cả mọi người đầu thai sinh làm người trong đời này, chắc chắn tiền-kiếp của tất cả mọi người ấy đều có giới trong sạch và trọn vẹn cả thảy, ít nhất là ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn.

Thật vậy, nếu tiền-kiếp của người nào là người phạm giới, không có giới thì chắc chắn người ấy không thể tái-sinh làm người được?

Kiếp hiện-tại này là con người thì ắt hẳn vốn có ít nhất là ngũ-giới trong sạch trọn vẹn, từ khi đầu thai làm người.

* Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý trong ác-tâm phạm bất cứ điều-giới nào trong ngũ-giới là thường-giới của con người, tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, thì người ấy không biết tự trọng, đã làm mất nhân-phẩm cao quý của mình vốn có từ khi đầu thai làm người. Người ấy bị gọi là người ác trong đời.

Người ác không chỉ làm điều bất lợi, điều thoái hoá, làm khổ tâm, khổ thân cho mình trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai, mà còn làm điều bất lợi, điều thoái hoá, làm khổ thân cho nhiều người, nhiều chúng-sinh khác trong đời.

* Cho nên, mỗi người có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết giữ gìn ít nhất là ngũ-giới là thường-giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, đó là người biết tự trọng, biết giữ gìn nhân-phẩm cao quý của mình vốn có từ khi đầu thai làm người. Người ấy được gọi là người thiện trong đời.

Người thiện không chỉ đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc cho mình trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai, mà còn đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc cho mọi người, mọi chúng-sinh khác trong đời.

Thật vậy, người thiện biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết tự trọng, tin nghiệp và quả của nghiệp, có tác-ý trong đại-thiện-tâm biết giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc cho mình, đồng thời đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc cho tất cả mọi người, mọi chúng-sinh khác, như trong kinh Abhisandasutta(1) Đức-Phật thuyết giảng 8 dòng phước, 8 dòng thiện đó là 3 phép quy-y Tam-bảo và giữ gìn 5 điều-giới trong sạch trọn vẹn.

* Đoạn kinh đề cập đến ngũ-giới là 5 loại bố-thí gọi là đại-thí cao quý như sau:

– Này chư tỳ-khưu! Năm loại bố-thí gọi là đại-thí cao quý mà chư thiện-trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng, nên biết rằng:

Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của người chư bậc thiện-trí, trải qua tự ngàn xưa.

Năm loại bố-thí gọi là đại-thí cao quý ấy là thế nào?

– * Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử từ bỏ sự sát-sinh, hoàn toàn tránh xa sự sát-sinh.

– Này chư tỳ-khưu! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử hoàn toàn tránh xa sự sát-sinh gọi là bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn sinh mệnh của tất cả chúng-sinh, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài.

Khi đã bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn sinh mệnh của tất cả chúng-sinh, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài, thì bậc Thánh thanh-văn ấy hưởng được sự vô hại, sự an toàn sinh mệnh, sự không oan trái, và vô số chúng-sinh không làm khổ bậc Thánh thanh-văn ấy.

– Này chư tỳ-khưu! Đó là loại bố-thí thứ nhất gọi là đại-thí cao quý, mà chư thiện-trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng, nên biết rằng:

Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của người chư bậc thiện-trí, trải qua tự ngàn xưa.

– Này chư tỳ-khưu! Đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ tư sẽ cho quả tái-sinh kiếp sau lên cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc trên cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng hài lòng, đáng thoả thích, đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc lâu dài.

– * Này chư tỳ-khưu! Điều tiếp theo, trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử từ bỏ sự trộm-cắp, hoàn toàn tránh xa sự trộm-cắp.

– Này chư tỳ-khưu! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử hoàn toàn tránh xa sự trộm-cắp gọi là bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn của cải tài sản của tất cả chúng-sinh, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến mọi người trong đời.

Khi đã bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn của cải tài sản của tất cả chúng-sinh, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến mọi người trong đời, thì bậc Thánh thanh-văn ấy hưởng được sự vô hại, sự an toàn của cải tài sản, sự không oan trái, và vô số chúng-sinh không làm khổ bậc Thánh thanh-văn ấy.

– Này chư tỳ-khưu! Đó là loại bố-thí thứ nhì gọi là đại-thí cao quý, mà chư thiện-trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng, nên biết rằng:

Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của người chư bậc thiện-trí, trải qua tự ngàn xưa.

– Này chư tỳ-khưu! Đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ năm sẽ cho quả tái-sinh kiếp sau lên cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc trên cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng hài lòng, đáng thoả thích, đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc lâu dài.

– * Này chư tỳ-khưu! Điều tiếp theo, trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử từ bỏ sự tà-dâm, hoàn toàn tránh xa sự tà-dâm.

Gahaṭṭhasīla: Giới người tại-gia

Người tại-gia có các loại giới là:

– Ngũ-giới (pañcasīla) là thường-giới.

– Ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng.

– Bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla cũng là thường-giới.

– Bát-giới uposathasīla.

– Cửu-giới uposathasīla.

– Thập-giới của người tại-gia.

 

Bài viết trích từ cuốn Phước ThiệnTỳ Khưu Hộ Pháp biên soạn. Quý vị có thể tải sách bản PDF tại đây.

 

AUDIO TOÀN BỘ CUỐN SÁCH PHƯỚC THIỆN

Giải Thích Về Giới. 3- Sāmaṇerasīla: Sa-di-giới
Con Đường Giải Thoát Khổ - Lời Nói Đầu - Tỳ khưu Hộ Pháp

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *