4.4- Arūpāvacarakusalakamma: Vô-sắc-giới thiện-nghiệp

Phần sắc-giới thiện-nghiệp và quả của sắc-giới thiện- nghiệp đã giải thích xong, tiếp theo giải thích vô-sắc- giới thiện-nghiệp và quả của vô-sắc-giới thiện-nghiệp.

Trong quyển sách này chỉ trình bày, giải thích nghiệp và quả của nghiệp, cho nên, không trình bày phương pháp thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm(1), mà chỉ trình bày, giải thích về vô-sắc-giới thiện-nghiệp và quả của vô-sắc- giới thiện-nghiệp mà thôi.

Vô-sắc-giới thiện-nghiệp

Vô-sắc-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở (cetanā- cetasika) đồng sinh với 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, cho quả  tương  xứng  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭi- sandhikāla) có 4 vô-sắc-giới quả-tâm gọi là tái-sinh- tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

4 đề-mục thiền-định vô-sắc-giới (āruppa)

Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới chỉ có 4 đề-mục, mà mỗi đề-mục thiền-định vô-sắc-giới có khả năng dẫn đến chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới riêng biệt mà thôi.

1- Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ nhất gọi là ākāsapaññatti: hư-không chế-định.

2-  Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ nhì gọi là paṭhamāruppaviññaṇa: đệ nhất thiền vô-sắc-giới tâm.

3-  Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ ba gọi là natthi- bhāvapaññatti: không còn gì chế-định.

4-   Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ tư gọi là tatiyā- ruppaviññaṇa: đệ tam thiền vô-sắc-giới-tâm.

Sau khi đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả có ý nguyện tiếp tục chứng đắc 4 bậc thiền vô- sắc-giới thiện-tâm. Hành-giả có 2 nhóm, mà mỗi nhóm có quan niệm suy xét khác nhau:

*    Nhóm thứ nhất trong thời-kỳ không có Phật-giáo trên thế gian, những hành-giả sau khi đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm xong, rồi suy xét rằng:

“Các thứ bệnh hoạn ốm đau đều phát sinh do từ sắc thân này, sự đói khát cũng phát sinh từ sắc thân này, thậm chí sự tranh giành lẫn nhau cũng phát sinh từ sắc thân này cả.

Vả lại, sắc thân này vốn sinh từ máu huyết của mẹ cha, ô trọc (trược) đáng ghê tởm. Còn cõi trời vô-sắc- giới, chư vị phạm-thiên không có sắc thân, chỉ có tâm mà thôi, nên hoàn toàn không có sự khổ thân nào, chỉ có tâm an-lạc mà thôi.”

Do suy xét như vậy, nên hành-giả phát sinh tâm  nhàm chán sắc thân này, chỉ mong muốn được tái-sinh kiếp sau trên cõi trời vô-sắc-giới, không có sắc-thân, mà chỉ có tâm mà thôi.

*     Nhóm thứ nhì trong thời-kỳ có Phật-giáo trên thế gian, những hành-giả sau khi đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm xong, rồi suy xét rằng:

“Định-tâm (ekaggatā) trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có ít năng lực, còn định-tâm trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới có nhiều năng lực và vô cùng vi-tế, có khả năng luyện phép thần-thông (abhiññā) được, hoặc nếu là bậc Thánh Bất-lai hoặc bậc Thánh A-ra-hán có khả năng nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) được.”

Do suy xét như vậy, nên hành-giả tiếp tục cố gắng tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-định với mỗi đề-mục thiền-định vô-sắc-giới theo tuần tự, để dẫn đến chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm theo tuần tự trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm có 4 bậc

1-   Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsā- nañcāyatanakusalacitta: không-vô-biên-xứ-thiền thiện- tâm, có 2 chi-thiền là upekkhā (xả) và ekaggatā (nhất-tâm).

2-   Đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññā- nañcāyatanakusalacitta: thức-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm, có 2 chi-thiền là upekkhā (xả) và ekaggatā (nhất-tâm).

3-   Đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcañ- ñāyatanakusalacitta: vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-tâm,  có 2 chi-thiền là upekkhā (xả) và ekaggatā (nhất-tâm).

3- Đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasañ- ñānāsaññāyatanakusalacitta: phi-tưởng phi-phi-tưởng- xứ-thiền thiện-tâm, có 2 chi-thiền là upekkhā (xả) và ekaggatā (nhất-tâm).

Tuy 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm đều có 2 chi- thiền là upekkhā (xả) và ekaggatā (nhất-tâm) giống nhau, nhưng mỗi đề-mục thiền-định từ vi-tế đến càng vi- tế hơn dẫn đến chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm từ vi-tế đến càng vi-tế hơn theo tuần tự trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Quả của 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp

1-   Quả của đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp

Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp gọi là không- vô-biên-xứ-thiền thiện-nghiệp trong không-vô-biên-xứ- thiền thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:

–  Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).

–  Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

– Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla)

*   Hành-giả nào có khả năng chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusala-citta: không-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm, sau khi hành- giả ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là không-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi- sandhikāla) có ākāsānañcāyatanavipākacitta: không-vô- biên-xứ-thiền quả-tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm- thiên trên tầng trời Không-vô-biên-xứ-thiên. Chư Phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên này có tuổi thọ lâu dài suốt 20.000 đại-kiếp trái đất.

– Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại

Không-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm chỉ có sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế- tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Không- vô-biên-xứ-thiên, liền sát-na-tâm tiếp theo là thời-kỳ sau khi đã tái-sinh, kiếp hiện-tại, chính không-vô-biên-xứ- thiền quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự giữ gìn, bảo hộ kiếp vị phạm-thiên ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy, cuối cùng cũng chính không-vô-biên-xứ-thiền quả- tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ấy.

2-  Quả của đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp

Đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp gọi là thức-vô- biên-xứ-thiền thiện-nghiệp trong thức-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:

–  Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).

–  Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

– Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla)

*   Hành-giả nào có khả năng chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññānañcāyatanakusala-citta: thức-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ nhị thiền vô- sắc-giới thiện-tâm gọi là thức-vô-biên-xứ-thiền thiện- tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi- kāla) có viññānañcāyatanavipākacitta: thức-vô-biên- xứ-thiền  quả-tâm  gọi  là  vô-sắc-giới  tái-sinh-tâm  (paṭi- sandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Thức-vô-biên-xứ-thiên. Chư Phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên này có tuổi thọ lâu dài suốt 40.000 đại-kiếp trái đất.

– Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại

Thức-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm chỉ có sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế- tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Thức-vô- biên-xứ-thiên, liền sát-na-tâm tiếp theo là thời-kỳ sau khi đã tái-sinh, kiếp hiện-tại, chính thức-vô-biên-xứ- thiền quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự giữ gìn, bảo hộ kiếp vị phạm-thiên ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy, cuối cùng cũng chính thức-vô-biên-xứ-thiền quả- tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ấy.

3-   Quả của đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp

Đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp gọi là vô-sở- hữu-xứ-thiền thiện-nghiệp trong vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:

–  Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).

–  Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

– Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla)

*    Hành-giả nào có khả năng chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusala-citta: vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ tam thiền vô-sắc- giới thiện-tâm gọi là vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-tâm cho quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có ākiñcaññāyatanavipākacitta: vô-sở-hữu-xứ-thiền quả- tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Vô-sở-hữu-xứ-thiên. Chư  Phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên này có tuổi thọ lâu dài suốt 60.000 đại-kiếp trái đất.

– Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại

Vô-sở-hữu-xứ-thiền quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭi- sandhicitta) chỉ có sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tái- sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Vô-sở-hữu-xứ-thiên, liền sát-na-tâm tiếp theo là thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính vô-sở-hữu-xứ-thiền quả-tâm ấy trở thành hộ- kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự giữ gìn, bảo hộ kiếp vị phạm-thiên ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy, cuối cùng cũng chính thức-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ấy.

4-  Quả của đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp

Đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp gọi là phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-nghiệp trong phi-tưởng phi- phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:

–  Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).

–  Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

 

– Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla)

*    Hành-giả nào có khả năng chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññāyatana- kusalacitta: phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là phi-tưởng phi- phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái- sinh kiếp sau có nevasaññānāsaññāyatanavipākacitta: phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm gọi là vô-sắc- giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Phi- tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiên tột đỉnh trong tam-giới. Chư Phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên này có tuổi thọ lâu dài nhất suốt 84.000 đại-kiếp trái đất.

– Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại

Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm  (paṭisandhicitta)  chỉ  có  sinh  1  sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm- thiên trên tầng trời Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiên, liền sát-na-tâm tiếp theo là thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính phi-tưởng phi-phi- tưởng-xứ-thiền quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) làm phận sự giữ gìn, bảo hộ kiếp vị phạm-thiên ấy cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời vô- sắc-giới phạm-thiên ấy, cuối cùng cũng chính phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ấy.

Tất cả chúng-sinh là hạng phàm-nhân và 3 bậc Thánh- nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, vẫn còn tham-ái, nên còn tái-sinh kiếp sau tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Chư vị phạm-thiên tử sinh luân-hồi

Chư vị phạm-thiên còn là hạng phàm-nhân  (chưa phải là bậc Thánh-nhân) sinh trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên nào hoặc trong tầng trời vô-sắc-giới phạm- thiên nào, dù có tuổi thọ sống lâu bao nhiêu đại-kiếp trái đất đi nữa, đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời ấy, đều phải chuyển kiếp (chết), rồi tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác tùy theo thiện-nghiệp của vị phạm-thiên ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác.

*     Trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, nếu vị phạm-thiên nào không chỉ hưởng sự an-lạc trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, mà còn tiếp tục thực-hành pháp-hành-thiền-định, nếu chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào thấp hơn, hoặc ngang bằng, hoặc cao hơn bậc thiền sắc-giới thiện-tâm cũ, sau khi vị phạm- thiên ấy chết, thì chắc chắn bậc thiền sắc-giới thiện- nghiệp ấy trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi- kāla) có bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc- giới phạm-thiên thấp hơn tầng trời cũ hoặc ngang bằng tầng trời cũ hoặc cao hơn tầng trời cũ, tùy thuộc vào bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy của vị phạm-thiên ấy như sau:

*      Nếu vị phạm-thiên nào chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào thấp hơn bậc thiền cũ, sau khi vị phạm- thiên ấy chết, thì sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm thấp ấy cho quả tương xứng trong thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  bậc  thiền sắc-giới quả-tâm thấp ấy gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa- sinh làm vị phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên thấp ấy, tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả- tâm thấp ấy.

*     Nếu vị phạm-thiên nào chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào ngang bằng với bậc thiền cũ, sau khi vị phạm-thiên ấy chết, thì sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền cũ ấy cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla)  có  bậc  thiền  sắc-giới  quả-tâm  ngang bằng với bậc thiền cũ ấy gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa- sinh làm vị phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm- thiên ngang bằng với tầng trời cũ ấy, tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ngang bằng với bậc thiền cũ ấy.

*      Nếu vị phạm-thiên nào chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cao hơn bậc thiền cũ, sau khi vị phạm- thiên ấy chết, thì sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm cao ấy cho quả tương xứng trong thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  bậc  thiền sắc-giới quả-tâm cao ấy gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa- sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm- thiên cao ấy, tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm cao ấy.

*    Nếu vị phạm-thiên nào không chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào, sau khi vị phạm-thiên ấy chết,  thì chắc chắn dục-giới thiện-nghiệp trong dục-giới thiện-tâm trong tiền-kiếp của vị phạm-thiên ấy cho quả trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  đại- quả-tâm  gọi  là  dục-giới  tái-sinh-tâm  (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau làm người trong cõi người hoặc làm vị thiên-nam trong 1 trong 6 cõi trời dục-giới.

*    Vị phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên đến khi hết tuổi thọ 500 đại-kiếp  trái đất (chết) tại tầng trời sắc-giới ấy, chắc chắn chỉ có dục- giới thiện-nghiệp trong dục-giới thiện-tâm kể từ tiền- kiếp kiếp thứ 3 trở lui về trước cho quả trong thời-kỳ tái- sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  đại-quả-tâm  gọi  là dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái- sinh kiếp sau làm người trong cõi người hoặc làm vị thiên-nam 1 trong 6 cõi trời dục-giới.

*    Trong cõi vô-sắc-giới phạm-thiên có 4 tầng trời, nếu vị phạm-thiên nào không chỉ hưởng sự an-lạc trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy, mà còn tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, thì chỉ có thể chứng  đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ ấy, hoặc chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cao hơn bậc thiền vô-sắc- giới thiện-tâm cũ ấy mà thôi (nhưng không thể chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm thấp hơn bậc thiền cũ, bởi vì không có đối-tượng-thiền-định).

*   Sau khi vị phạm-thiên ấy trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy hết tuổi thọ (chết), nếu có vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ ấy cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền vô-sắc-giới quả-tâm ấy gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ngang bằng với tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên cũ ấy.

*   Sau khi vị phạm-thiên ấy hết tuổi thọ (chết), nếu có vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cao hơn bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ ấy cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla)  có  bậc  thiền  vô-sắc-giới  quả-tâm  cao ấy  gọi  là  vô-sắc-giới  tái-sinh-tâm  (paṭisandhicitta)  làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làn vị phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên cao hơn tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên cũ ấy.

*    Vị phạm-thiên nào trong tầng trời vô-sắc-giới Phi- tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiên tột đỉnh, chỉ có thể chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ là bậc thiền phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm mà thôi, không thể chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm bậc thấp, bởi vì không có đối-tượng.

Sau khi vị phạm-thiên ấy hết tuổi thọ lâu dài nhất  suốt 84.000 đại-kiếp trái đất (chết), thì chắc chắn vô- sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền phi-tưởng phi-phi- tưởng-xứ thiền thiện-tâm cho quả tương xứng trong thời- kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  bậc  thiền  phi- tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận  sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trở lại tầng trời vô- sắc-giới phạm thiên cũ ấy.

*   Nếu vị phạm-thiên nào ở trong tầng trời vô-sắc-giới Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiên tột đỉnh, không chứng đắc lại bậc thiền phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện- tâm cũ, sau khi vị phạm-thiên ấy hết tuổi thọ (chết), thì dục-giới thiện-nghiệp trong dục-giới thiện-tâm trong tiền-kiếp của vị phạm-thiên ấy cho quả trong thời-kỳ tái- sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  đại-quả-tâm  gọi  là dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái- sinh kiếp sau xuống cõi thiện dục-giới, sinh làm người hoặc sinh làm vị thiên-nam trong cõi trời dục-giới.

Như vậy, nếu chúng-sinh còn là hạng phàm-nhân (chưa phải bậc Thánh-nhân) thì vẫn còn luẩn quẩn trong vòng tử-sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

*   Dù chúng-sinh chịu quả khổ của ác-nghiệp vô-gián trọng tội trong cõi đại-địa-ngục Avīci thấp tột cùng suốt thời gian lâu dài trải qua nhiều đại-kiếp trái đất, cũng đến lúc mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi địa-ngục, rồi tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của chúng-sinh ấy.

*   Dù vị Phạm-thiên hưởng sự an-lạc trên tầng trời vô- sắc-giới tột đỉnh Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiên suốt thời gian 84.000 đại-kiếp trái đất lâu dài nhất trong tam- giới, cũng đến lúc hết tuổi thọ, rồi dục-giới thiện-nghiệp trong dục-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh- tâm  (paṭisandhicitta) làm  phận  sự  tái-sinh  kiếp  sau  làm người hoặc làm vị thiên-nam trong cõi trời dục-giới.

Cho nên, trong tam-giới gồm có 31 cõi-giới chỉ là nơi tạm trú đối với tất cả mọi chúng-sinh, chắc chắn không có một chúng-sinh nào được thường trú trong một cõi- giới nào cả.

Nếu chúng-sinh nào còn là hạng phàm-nhân chưa phải là bậc Thánh-nhân, còn luẩn quẩn trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài, thì chúng-sinh ấy khó mà thoát khỏi bị sa vào 4 cõi ác-giới là địa-ngục, a-su- ra, ngạ-quỷ, súc-sinh.

Tử sinh luân-hồi

Tử (cuti) chuyển kiếp (chết) nghĩa là kết thúc kiếp hiện-tại của mỗi chúng-sinh.

Sinh (paṭisandhi) là tái-sinh kiếp sau, bắt đầu kiếp sau.

Kiếp hiện-tại diệt (chết), kiếp sau sinh kế tiếp sau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt trong cùng cận-tử-lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta) không có khoảng cách thời gian chờ đợi, và cứ tiếp diễn kiếp hiện-tại diệt (chết), kiếp sau sinh như vậy, gọi là tử sinh luân-hồi.

Thật vậy, trong maraṇāsannavīthicitta: cận-tử-lộ- trình-tâm, các tâm sinh rồi diệt, đến cuticitta: tử-tâm là quả-tâm cuối cùng kiếp hiện-tại diệt (chết), kết thúc kiếp hiện-tại,  liền  paṭisandhicitta:  tái-sinh-tâm,  là  quả-tâm bắt đầu kiếp sau sinh 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt trong cùng cận-tử-lộ-trình-tâm, không có khoảng cách thời gian chờ đợi.

Tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài:

Ba giới:

1-  Cõi dục-giới có 11 cõi-giới.

2-  Cõi sắc-giới có 16 cõi-giới.

3-  Cõi vô-sắc-giới có 4 cõi-giới.

Ba giới gồm có 31 cõi-giới.

1-  Cõi dục-giới có 11 cõi-giới chia ra 2 loại:

–  Cõi ác-giới có 4 cõi-giới.

–  Cõi thiện dục-giới có 7 cõi-giới.

*   Cõi ác-giới có 4 cõi-giới

Chúng-sinh nào đã tạo ác-nghiệp nào, sau khi chúng- sinh ấy chết, nếu ác-nghiệp ấy trong 11 bất-thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng-tâm) có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 1 quả-tâm là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác- nghiệp gọi là ác-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau thì sinh trong 4 cõi ác-giới là cõi địa-ngục, loài a-su-ra, loài ngạ-quỷ, loài súc-sinh.

* Cõi-thiện-dục-giới có 7 cõi:

Chúng-sinh nào đã tạo dục-giới thiện-nghiệp nào (đại-thiện-nghiệp nào), sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy trong 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 9 quả-tâm đó là 8 đại-quả-tâm và 1 suy-xét-tâm  đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp gọi là dục- giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.

2-  Cõi sắc-giới có 16 tầng trời:

Hành-giả là hạng người tam-nhân có giới hạnh trong sạch trọn vẹn, thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng chứng đắc đến 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.

Sau khi hành-giả chết, chắc chắn sắc-giới thiện- nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 5 sắc- giới  quả-tâm  gọi  là  sắc-giới  tái-sinh-tâm  (paṭisandhi- citta)  làm  phận  sự  tái-sinh  kiếp  kế-tiếp  (paṭisandhi- kicca) hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 15 tầng trời sắc- giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô- tưởng-thiên), tùy theo năng lực của mỗi bậc thiền sắc- giới quả-tâm.

*   Nếu hành-giả nào chứng đắc đến đệ ngũ thiền sắc- giới thiện-tâm, có tâm nhàm chán 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn và thức-uẩn), mà có ý nguyện chỉ muốn có sắc-uẩn là thân mà thôi.

Sau khi hành-giả ấy chết, do nguyện lực của hành-giả, nên sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có nhóm sắc-pháp gọi là jīvitanavaka-kalāpa làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng- thiên chỉ có sắc-uẩn là thân mà thôi, trong oai-nghi ngồi hoặc oai-nghi đứng hoặc oai-nghi nằm.

3-  Cõi vô-sắc-giới có 4 tầng trời:

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng chứng đắc đến 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn vô-sắc-giới thiện- nghiệp trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cho quả tương   xứng   trong   thời-kỳ   tái-sinh   kiếp   sau   (paṭi- sandhikāla) có 4 vô-sắc-giới quả-tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 4 tầng trời vô- sắc-giới phạm-thiên.

*   Bốn loài chúng-sinh

Tất cả chúng-sinh chia ra 4 loài:

1-   Loài thai-sinh là chúng-sinh sinh từ trong thai của mẹ như loài người, loài thú như trâu, bò, chó, mèo, …

2-   Loài noãn-sinh là chúng-sinh sinh từ trong trứng, rồi từ trứng nở ra con như: gà, vịt, chim, …

3-   Loài thấp-sinh là chúng-sinh sinh từ nơi ẩm thấp, dưới đất, vũng nước như: giun, sán, dòi, …

Ba loài chúng-sinh này sau khi đã tái-sinh, kiếp hiện- tại, rồi theo thời gian dần dần tăng trưởng lớn lên.

4- Loài hóa-sinh là chúng-sinh hóa ra thân hình có đầy đủ các bộ phận ngay tức khắc, mà không chờ đợi thời gian tăng trưởng như sau:

–   Con người đầu tiên hiện ra trên trái đất (không có cha mẹ).

–    Chư-thiên trong 6 cõi trời dục-giới.

–   Chư phạm-thiên trong 16 tầng trời sắc-giới và chư phạm-thiên trong 4 tầng trời vô-sắc-giới.

–  Chúng-sinh trong các cõi địa-ngục.

–  Chúng-sinh là các loài a-su-ra.

–  Chúng-sinh là các loài ngạ-quỷ.

Tất cả các loài chúng-sinh này thuộc về loài hóa-sinh.

PHẦN II – Giảng giải về 5 bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh
PHẦN II – THIỆN-NGHIỆP THẦN-THÔNG VÀ SIÊU-TAM-GIỚI THIỆN-NGHIỆP

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *