Thiện-nghiệp thần-thông (Abhiññākusala):

Thiện-nghiệp thần-thông không cho quả tái-sinh kiếp sau, bởi vì thiện-nghiệp thần-thông phát sinh sau đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, nên thiện-nghiệp thần-thông này như là quả của ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, và sự thành-tựu 5 phép tam-giới thần-thông là quả của thiện-nghiệp thần-thông. Cho nên, thiện-nghiệp thần-thông không cho quả tái-sinh kiếp sau nữa.

5 phép tam-giới thần-thông như sau:

  • Đa-dạng-thông (Iddhividha abhiññā).
  • Thiên-nhãn-thông (Dibbacakkhu abhiññā).
  • Tha-tâm-thông (Paracittavijānana abhiññā).
  • Tiền-kiếp-thông (Pubbenivāsānussati abhiññā).
  • Thiên-nhĩ-thông (Dibbasota abhiññā).

1- Đa-dạng-thông (Iddhividha abhiññā):

Đa-dạng-thông được thành-tựu do năng lực phát nguyện trở thành nhiều phép thần-thông như sau:

  • Một người phát nguyện trở thành hằng trăm, hằng ngàn người.
  • Hằng trăm, hằng ngàn người phát nguyện trở thành một người.
  • Hiện hình đến một nơi do ý muốn.
  • Tàng hình không cho ai thấy.
  • Hiện hình cho mọi người đều thấy.
  • Đi xuyên qua tường thành, như đi qua chỗ trống.
  • Đi xuyên qua núi đá, như đi qua chỗ trống.
  • Làm mặt đất trở thành mặt biển, rồi lặn xuống.
  • Làm mặt biển trở thành mặt đất, rồi đi lại được.
  • Chui xuống mặt đất, như lặn xuống nước.
  • Bay nhanh trên hư không, như các loài chim.
  • Tay sờ đụng mặt trăng, mặt trời.
  • Xuất hiện lên cõi trời dục-giới, cõi trời sắc-giới.

Phép thần-thông này có khả năng phát nguyện trở

thành nhiều phép khác nhau do ý nguyện, v.v…

2- Thiên-nhãn-thông (Dibbacakkhu abhiññā):

Thiên-nhãn-thông là phép thần-thông có khả năng nhìn thấy rõ những vật dù xa, dù nhỏ nhất, dù bị bao bọc kín đáo cũng nhìn thấy rõ như mắt của chư-thiên trên cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trên cõi trời sắc-giới, cho nên gọi là Thiên-nhãn-thông.

Thiên-nhãn-thông còn có khả năng đặc biệt thấy rõ biết rõ kiếp quá-khứ của chúng sinh trong các cõi-giới, sự sinh, sự tử của tất cả chúng sinh do nghiệp và quả của nghiệp của chúng sinh (có giới hạn).

3- Tha-tâm-thông (Paracittavijānana abhiññā):

Tha-tâm-thông là phép thần-thông biết rõ chính xác tâm của người khác đang suy nghĩ điều gì.

4- Tiền-kiếp-thông (Pubbenivāsānussati abhiññā):

Tiền-kiếp-thông là phép thần-thông có khả năng nhớ lại tiền-kiếp của mình đã từng sinh kiếp quá-khứ thuộc về loại chúng sinh nào, nhớ rõ từng chi tiết, thậm chí nhớ rõ đã từng tạo thiện-nghiệp nào, ác-nghiệp nào trong mỗi kiếp ấy.

Và tiền-kiếp-thông cũng có khả năng nhớ rõ tiền-kiếp của các chúng sinh khác mà mình đã từng gặp, đã từng thấy trong kiếp quá-khứ của mình (có giới hạn).

5- Thiên-nhĩ-thông (Dibbasota abhiññā):

Thiên-nhĩ-thông là phép thần-thông có khả năng nghe mọi âm thanh, mọi thứ tiếng từ xa không giới hạn, không gì ngăn cản và rất nhỏ nhất như tai của chư-thiên trên cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trên cõi trời sắc-giới, cho nên gọi là Thiên-nhĩ-thông.

Năm phép thần-thông ([1]) này thuộc về tam-giới thần-thông (lokiya-abhiññā) có trong Phật-giáo và có ngoài Phật-giáo, cả trong thời-kỳ Đức-Phật chưa xuất hiện trên thế gian.

* Còn phép thần-thông đặc biệt gọi là Āsavakkhaya-ñāṇa: Trầm-luân tận-minh thuộc về siêu-tam-giới minh chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo. Khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian.

Thật vậy, chiều ngày rằm tháng tư (âm-lịch) Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha ngự đến ngồi dưới cội cây Đại-Bồ-Đề tại khu rừng Uruvelā:

– Canh đầu đêm rằm tháng tư, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha chứng đắc pubbenivāsānussati-ñāṇa: tiền-kiếp-minh.

– Canh giữa đêm rằm tháng tư, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha chứng đắc dibbacakkhuñāṇa: thiên-nhãn-minh.

– Canh chót đêm rằm tháng tư, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha chứng đắc āsavakkhayañāṇa:([2]) trầm-luân tận-minh bằng 4 Thánh-đạo-tuệ theo tuần tự:

*Nhập-lưu-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 1 pháp-trầm-luân là diṭṭhāsava: tà-kiến trầm-luân.

*Nhất-lai-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 1 pháp-trầm-luân là kāmāsava: tham-dục trầm-luân loại thô trong cõi dục-giới.

*Bất-lai-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 1 pháp-trầm-luân là kāmāsava: tham-dục trầm-luân loại vi tế trong cõi dục-giới.

* A-ra-hán-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 2 pháp-trầm-luân là bhavāsava: kiếp-trầm-luân và avijjā-sava: vô-minh trầm-luân không còn dư sót. Đặc biệt diệt-đoạn-tuyệt được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā) đã tích-luỹ từ vô số kiếp từ vô thuỷ.

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán đầu tiên trong muôn ngàn cõi-giới chúng sinh, gọi là Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.


[1] Phương pháp luyện mỗi phép thần-thông, nên tìm hiểu trong bộ Nền-Tảng Phật-Giáo, Quyển VII, Tập 1 “Pháp-Hành Thiền-Định”, phần Abhiññā: Phép Thần-Thông, trang 499.

[2] Nên tìm hiểu rõ trong bộ Nền-Tảng Phật-Giáo, Quyển VII, Tập 2 “Pháp-Hành Thiền-Tuệ, phần 4 Pháp-Trầm-Luân, trang 503.

Trường-Hợp Đặc Biệt Chư Bậc Thánh-Nhân
Tóm Lược Các-Nghiệp Và Quả Của Các-Nghiệp

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *