Người thiểu trí – Bậc thiện trí bố thí

Hạng người thiểu trí làm phước bố thí có 5 chi:
1- Bố thí không có sự cung kính, vì không có đức tin trong sạch.
2- Bố thí không coi trọng vật thí và tỏ vẻ không kính trọng người thọ thí.
3- Không tự tay mình bố thí, mà sai bảo người khác bố thí.
4- Bố thí những đồ thừa, vì coi thường người thọ
thí.
5- Bố thí mà không hiểu rõ quả của thiện nghiệp bố thí.
Bậc Thiện trí làm phước bố thí có 5 chi:
1- Bố thí một cách cung kính, vì có đức tin trong sạch.
2- Bố thí coi trọng vật thí và kính trọng người thọ thí.

3- Muốn tự tay làm phước bô thí, vì nhận thức được: Đây là cơ hội tốt lành đến với mình, nên không muốn sai bảo người khác bố thí.
4- Bố thí những đồ không phải thừa, vì coi trọng người thọ thí.
5- Bố thí với đức tin và trí tuệ hiểu rõ quả báu của thiện nghiệp bố thí.
Bậc Thiện trí bố thí có 5 chi:
1- Saddhadāna: bậc Thiện trí bố thí có đức tin trong sạch nơi nghiệp và quả của nghiệp.
Bố thí bằng đức tin này có quả báu giàu sang phú quý, và đặc biệt nhất là có sắc thân xinh đẹp, đáng chiêm ngưỡng.
2- Sakkaccadāna: bậc Thiện trí bố thí bằng sự cung kính, và vật thí phát sanh một cách trong sạch.
Bố thí bằng sự cung kính có quả báu giàu sang phú quý, và đặc biệt nhất là toàn thể gia đình vợ con, tôi tớ, bà con, bạn bè, thuộc hạ… cả thảy đều ngoan ngoãn vâng lời, dễ dạy.
3- Kāladāna: bậc Thiện trí bố thí đúng thời, đúng lúc như trong các lễ dâng y tắm mưa, dâng y kathina, bố thí đến Tỳ khưu khách, Tỳ khưu đi xa, Tỳ khưu bệnh, người bệnh, người đang đói khát…
Bố thí cúng dường đúng thời, đúng lúc, có quả báu giàu sang phú quý; và đặc biệt nhất là có quả

báu tốt lành từ thuở ấu niên cho đến lão niên, có những vật mà người khác khó có, được những vật mà người khác khó được….
4- Anuggahadāna: bậc Thiện trí bố thí với tâm tế độ người thọ thí.
Bố thí với tâm tế độ, có quả báu giàu sang phú quý, và đặc biệt nhất là quan tâm đến sự hưởng thụ của cải cho được an lạc.
5-Anupahaccadāna: bậc Thiện trí bố thí không làm khổ mình, không làm khổ người.
Bố thí không làm khổ mình, không làm khổ người có quả báu giàu sang phú quý, và đặc biệt nhất là tất cả của cải không bị thiệt hại do bởi lửa thiêu hủy, không bị nước ngập lụt cuốn trôi, không bị kẻ trộm cướp chiếm đoạt, không bị Ðức Vua tịch thu, không bị người không ưa thích tranh giành.
(1)
Như trong kinh Sappurisadānasutta , Ðức
Phật dạy:
Này chư Tỳ khưu, bậc Thiện trí làm phước thiện bố thí bằng đức tin trong sạch sẽ được quả báu nhiều tiền của, giàu sang phú quý và đặc biệt là người có sắc thân rất xinh đẹp, có màu da mịn màng trắng trẻo sạch sẽ, đáng để cho mọi người ngưỡng mộ.
1 Aṅguttaranikāya, phần 5 chi, kinh Sappurisadānasutta.

Bậc Thiện trí làm phước thiện bố thí bằng sự cung kính sẽ được quả báu nhiều tiền của, giàu sang phú quý và đặc biệt vợ con tôi tớ, người làm công, bè bạn, v.v… đều lắng nghe và cung kính vâng lời làm theo lời khuyên dạy.
Bậc Thiện trí làm phước thiện bố thí hợp thời, hợp lúc, sẽ được quả báu nhiều tiền của giàu sang phú quý và đặc biệt khi cần được thứ gì sẽ có được thứ ấy theo sự mong muốn của mình.
Bậc Thiện trí làm phước thiện bố thí với tâm tế độ người thọ thí, sẽ được quả báu nhiều tiền của, giàu sang phú quý và đặc biệt là người ấy thường quan tâm đến sự thọ hưởng của cải, đầy đủ sung túc ngũ trần.
Bậc Thiện trí làm phước thiện bố thí không làm khổ đến mình và người sẽ được quả báu nhiều tiền của, giàu sang phú quý, và đặc biệt tất cả của cải
tài sản không bị thiệt hại bởi lửa cháy, nước lụt, trộm cướp, vua chiếm đoạt và kẻ không ưa thích phá hoại.
Này các Tỳ khưu đó là 5 cách phước thiện bố thí của bậc Thiện trí và quả báu của nó.
Hạng người thiểu trí làm phước bố thí có 5 chi
1- Asaddhadāna: người thiểu trí bố thí không có đức tin trong sạch nơi nghiệp và quả của nghiệp.

Bố thí không có đức tin này cũng có quả báu giàu có, nhưng có sắc thân xấu xí không đáng ngưỡng mộ.
2- Asakkaccadana: người thiểu trí bố thí không cung kính, vật thí phát sanh không trong sạch.
Bố thí không cung kính cũng cho quả báu giàu có, nhưng lời nói bị coi thường, những người trong gia đình cũng như người khác không vâng lời làm theo.
3- Akāladāna:người thiểu trí bố thí cúng dường không đúng thời, không đúng lúc.
Bố thí không đúng thời, không đúng lúc cũng có quả báu giàu có, nhưng khi cần đến vật gì, không được vật ấy như ý.
4- Anuggahadāna: người thiểu trí bố thí không có tâm tế độ.
Bố thí không có tâm tế độ cũng có quả báu giàu có, nhưng tâm không nghĩ đến sự hưởng thụ của cải cho được an lạc.
5- Upahaccadāna: người thiểu trí bố thí làm khổ mình, khổ người.
Bố thí làm khổ mình, khổ người cũng có quả báu giàu có, nhưng của cải dễ bị thiệt hại do bởi lửa thiêu hủy, nước ngập lụt cuốn trôi, bị kẻ trộm cướp chiếm đoạt, Ðức Vua tịch thu, người không ưa thích phá hoại.

1- Không sát sanh gọi là đại thí. Bởi vì người không sát sanh là người bố thí sự an toàn tánh mạng cho tất cả chúng sinh, dầu nhỏ hay lớn; là bố thí sự không tai hại, không oan trái; là bố thí sự an
lạc đến tất cả chúng sinh.
2- Không trộm cắp gọi là đại thí. Bởi vì người không trộm cắp là người bố thí sự an toàn của cải riêng của mọi người, lẫn của chung của xã hội, của quốc gia dân tộc; là bố thí sự không tai hại, không oan trái; là bố thí sự an lạc đến tất cả mọi người.
3- Không tà dâm gọi là đại thí. Bởi vì người không tà dâm với vợ chồng của người khác, là người bố thí sự an toàn, tôn trọng hạnh phúc gia đình của người khác; là bố thí sự không tai hại, không oan trái; là bố thí sự an lạc đến tất cả mọi người.
4- Không nói dối gọi là đại thí. Bởi vì người không nói dối người khác là người bố thí lời chân thật, đem lại niềm tin đối với mọi người; là bố thí sự không tai hại, không oan trái; là bố thí sự an lạc đến tất cả mọi người.
5- Không uống rượu và chất say, nhân sanh dể duôi quên mình gọi là đại thí. Bởi vì người không uống rượu và chất say, là người có trí nhớ, trí tuệ, biết mình không làm những điều tội ác như: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối… là người bố thí sự an toàn cho tất cả chúng sinh; là bố thí sự không tai hại, không oan trái; là bố thí sự an lạc đến tất cả chúng sinh.
Năm đại thí này có quả báu lớn là được vẹn toàn tất cả như: không bị tai hại, không bị oan trái,
không ai làm khổ mình….
Trường Cửu Thí (thāvaradāna)
Trường cửu thí: là bố thí những vật có tính chất bền vững lâu dài theo thời gian và không gian, thì phước thiện bố thí cũng tăng trưởng theo thời gian và không gian ấy. Nghĩa là, vật thí còn tồn tại chừng nào, thì phước thiện ngày đêm cũng tăng trưởng chừng ấy.
Trường cửu thí (thāvaradāna) có 6 loại:
1- Ārāmaropadāna:làm phước thiện bố thí
trồng những cây ăn quả, những cây cho bóng mát ở trong vườn.
2- Vanaropadāna: làm phước thiện bố thí trồng cây gỗ quý như: cẩm lai, cây sao… thành rừng cây.
3- Setukārakadāna: làm phước thiện bố thí xây cầu nối liền hai bên bờ sông để người qua lại được thuận lợi ngày đêm.

4- Papadāna: làm phước thiện bố thí hũ nước uống đặt bên đường để cho người qua, kẻ lại uống đỡ khát nước.
5- Udapānadāna: làm phước thiện bố thí đào giếng lấy nước dùng, nước uống cho mọi người.
6- Upassayadāna: làm phước bố thí xây cất nhà nghỉ, nhà trọ, chùa, chỗ ở dâng cúng đến chư Tỳ khưu Tăng từ bốn phương.
Những vật thí này có tính chất bền vững lâu dài theo thời gian và không gian, gọi là trường cửu thí, đem lại sự lợi ích, sự an lạc cho mọi người. Cho nên, phước thiện của thí chủ được tăng trưởng suốt ngày đêm không ngừng nghỉ.
Quả Báu Bố Thí
Trong kinh Dānānisaṃsasutta(1) dạy:
Thí chủ làm phước thiện bố thí có được 5 quả báu kiếp hiện tại và kiếp vị lai như sau:
1- Thí chủ được nhiều người hài lòng kính mến.
2- Bậc Thiện trí thường gần gũi tế độ thí chủ.
3- Tiếng lành, tiếng tốt của thí chủ được lan truyền.
4- Thí chủ không sao nhãng việc hành pháp của người tại gia.
1 Aṅguttaranikāya, Pañcakanipāta, kinh Dānānisaṃsāsutta.

5- Thí chủ sau khi chết, do thiện nghiệp này cho quả được tái sanh nơi cõi trời dục giới, hưởng sự an lạc trong cõi trời.
Quả báu phước thiện bố thí vật thực
Trong kinh Bhojanadānasutta(1) dạy:
Thí chủ làm phước thiện bố thí vật thực, gọi là bố thí 5 pháp đến cho người thọ thí.
1- Bố thí sự sống lâu: nhờ vật thực nên duy trì được mạng sống.
2- Bố thí sắc đẹp: nhờ vật thực nên mặt mày tươi tỉnh, sắc thân hồng hào xinh đẹp.
3- Bố thí sự an lạc: nhờ vật thực nên thân tâm có được sự an lạc.
4- Bố thí sức mạnh: nhờ vật thực nên có được sức mạnh của thân, tâm.
5- Bố thí trí tuệ: nhờ vật thực nên tâm được an tịnh, trí tuệ sáng suốt.
– Khi thí chủ bố thí sự sống lâu rồi, sẽ có được tuổi thọ sống lâu trong cõi người và tuổi thọ trong cõi trời.
– Khi bố thí sắc đẹp rồi, sẽ có được sắc đẹp trong cõi người và sắc đẹp trong cõi trời.
– Khi bố thí sự an lạc rồi, sẽ có được thân tâm an lạc trong cõi người và an lạc trong cõi trời.
– Khi bố thí sức mạnh rồi, sẽ có được sức mạnh của thân tâm trong cõi người và sức mạnh của thân tâm trong cõi trời.
– Khi bố thí trí tuệ rồi, sẽ có được trí tuệ, có tài ứng đối nhanh, khiến cho người nghe kính phục.
Quả báu bố thí trong kiếp hiện tại
Kinh Sīhasenāpatisutta(1) dạy:
Một thuở nọ Ðức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa trong khu rừng lớn gần thành Vesāli. Khi ấy, vị thừa tướng Sīha đến hầu đảnh lễ Ðức Thế Tôn bèn bạch rằng:
– Kính bạch Ðức Thế Tôn, Ngài có thể thuyết giảng cho con thấy được quả báu của sự bố thí
ngay trong kiếp hiện tại không?
Ðức Phật dạy rằng: – Có thể được!
– Này thừa tướng Sīha, thí chủ là người được phần đông mọi người thương yêu kính mến. Ðó là quả báu của phước bố thí hưởng trong kiếp hiện tại.

Này thừa tướng Sīha, chư bậc Thiện trí thường đến tế độ thí chủ. Ðó là quả báu của phước bố thí hưởng trong kiếp hiện tại.
Này thừa tướng Sīha, danh thơm tiếng tốt của thí chủ được lan truyền khắp mọi nơi. Ðó là quả báu của phước bố thí hưởng trong kiếp hiện tại.
Này thừa tướng Sīha, thí chủ đi vào hội đoàn nào như Vua chúa, Sa môn, Bà la môn, cư sĩ có tâm dũng cảm, không rụt rè. Ðó là quả báu của phước bố thí hưởng trong kiếp hiện tại.
Này thừa tướng Sīha, thí chủ sau khi chết, do phước bố thí cho quả được tái sanh cõi thiện giới, cõi trời dục giới. Ðó là quả báu của phước bố thí hưởng trong những kiếp sau.
Nghe Ðức Thế Tôn thuyết giảng như vậy, vị thừa tướng Sīha bạch rằng:
– Kính bạch Ðức Thế Tôn, Ngài thuyết giảng quả báu bốn điều trước, không phải con tin, mà chính con đã thấy rằng: con là thí chủ được phần đông mọi người thương yêu kính mến, chư bậc Thiện trí thường đến tế độ con, danh thơm tiếng tốt của con được lan truyền khắp mọi nơi rằng: “Thừa tướng Sīha là thí chủ thường cúng dường đến chư Ðại Ðức Tăng…”, con đi vào hội đoàn Vua chúa, Sa môn, Bà la môn, cư sĩ với tâm dũng cảm, không rụt rè.

Kính bạch Ðức Thế Tôn, bốn quả báu của phước bố thí mà con đã thấy rõ trong kiếp hiện tại này, đúng như những điều mà Ðức Thế Tôn đã thuyết giảng. Và điều thứ năm mà Ngài thuyết giảng: “Thí chủ sau khi chết, do phước bố thí cho quả được tái sanh cõi thiện giới, cõi trời dục giới”,
điều ấy con chưa thấy, nhưng con có đức tin theo Ðức Thế Tôn.
Ðức Phật khẳng định lại một lần nữa rằng:
– Ðúng như vậy! Này thừa tướng Sīha.
Ðúng như vậy! Này thừa tướng Sīha, thí chủ sau khi chết, do phước bố thí cho quả được tái sanh cõi thiện giới, cõi trời dục giới,…

Tìm Hiểu Phước Bố Thí - PHƯỚC THIỆN BỐ THÍ 3
Tìm Hiểu Phước Bố Thí - PHƯỚC THIỆN BỐ THÍ 1

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *