Nhận xét về 3 hạng người trong đời
Trong đời này có 3 hạng người là người tam-nhân (tihetukapuggala), người nhị-nhân (dvihetukapuggala), người vô-nhân cõi thiện-giới (sugati-ahetukapuggala) trong kiếp hiện-tại đều là quả của đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm tạo 10 phước-thiện puññakriyāvatthu, (hoặc tạo 10 đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý) trong kiếp quá-khứ của mỗi chúng-sinh.
1- * Tihetukapuggala: hạng người tam-nhân là người có tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) đó là đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ có đủ 3 nhân: vô-tham, vô-sân, vô-si làm phận sự tái-sinh kiếp sau làm người tam-nhân từ khi đầu thai trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, hạng người tam- nhân vốn dĩ có trí-tuệ:
– Nếu người tam-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, chứng đắc 5 phép thần-thông thế gian (lokiya abhiññā).
– Nếu người tam-nhân ấy thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ thì có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
Tiền-kiếp của người tam-nhân
Tiền-kiếp của người tam-nhân ấy đã tạo đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ như thế nào mà kiếp hiện-tại này trở thành người tam-nhân như vậy?
* Tiền-kiếp của người tam-nhân ấy là người có giới của mình trong sạch trọn vẹn, đã từng tạo 10 đại-thiện-nghiệp bằng thân, khẩu, ý, hoặc tạo phước-thiện nào trong 10 phước-thiện puññakriyāvatthu đã trải qua 3 thời-kỳ tác-ý như sau:
1- Tiền-kiếp của người tam-nhân ấy trong thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch hoan-hỷ trước khi tạo phước-thiện ấy (thời gian lâu hoặc mau không nhất định).
2- Tiền-kiếp của người tam-nhân ấy trong thời-kỳ muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ kammassakatāñāṇa, khi đang tạo phước-thiện ấy (thời gian trong lúc hiện-tại) có diṭṭhijukamma: phước-thiện chánh-kiến hỗ-trợ có đủ 3 thiện-nhân: vô-tham, vô-sân, vô-si (trí-tuệ), nên phước-thiện ấy trở thành tihetukakusalakamma: tam-nhân đại-thiện-nghiệp.
3- Tiền-kiếp của người tam-nhân ấy trong thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, theo thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, nếu khi niệm tưởng đến phước-thiện ấy, thì đại-thiện-tâm phát sinh vô cùng hoan-hỷ, không có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn, không làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm, nên phước-thiện ấy trở thành tihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma: tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao.
* Sau khi tiền-kiếp của người tam-nhân ấy chết, tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhāvarūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadayavatthurūpa: sắc ý căn) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người tam-nhân (tihetuka-puggala) từ khi đầu thai trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành, người tam-nhân ấy vốn có trí-tuệ.
* Ví dụ: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đã từng tạo 30 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng suốt thời gian 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất đã được đầy đủ trọn vẹn.
* Tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu cuti: chuyển kiếp (chết) từ cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên), sau khi chết, tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động gọi là tái-sinh-tâm (paṭi-sandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp chót đầu thai vào lòng mẫu-hậu Mahāmayādevī, Chánh-cung-hoàng-hậu của Đức-vua Suddhodana, vào canh chót đêm rằm tháng 6 (âm-lịch).
Tròn đủ 10 tháng sau, đúng vào ngày rằm tháng 4, Đức-Bồ-tát Siddhattha đản-sinh ra đời tại khu vườn Lumbinī (nay thuộc về nước Nepal).
Đức-Bồ-tát Siddhattha có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ, đó là quả báu của 30 pháp-hạnh ba-la-mật của Đức-Bồ-tát Siddhattha.
– Đức-Bồ-tát Siddhattha trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu Đức-Phật Gotama vào ngày rằm tháng 4, tròn đúng 35 tuổi, tại cội cây Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā. (nay gọi là Buddhagayā, India).
– Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm. Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn vào ngày rằm tháng 4, tròn đúng 80 tuổi, tại khu rừng Kusinārā nước Ấn-Độ (India).
* Kiếp chót của chư Bồ-tát Độc-Giác chắc chắn là hạng người tam-nhân (tihetukapuggala), để trở thành Đức-Phật Độc-Giác, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn.
* Chư vị Bồ-tát thanh-văn-giác chắc chắn là hạng người tam-nhân, để trở thành các bậc Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, rồi tuần tự sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Kiếp hiện-tại của người tam-nhân phàm-nhân
* Sau khi người tam-nhân còn là phàm-nhân chết, rồi sẽ tái-sinh kiếp sau như thế nào?
Trong kiếp hiện-tại, người tam-nhân nào còn là phàm-nhân (chưa phải bậc Thánh-nhân) đã tạo nghiệp nào rồi, sau khi người tam-nhân ấy chết, nghiệp ấy sẽ cho quả tái-sinh kiếp sau như sau:
– Trong kiếp hiện-tại, người tam-nhân nào là hành-giả phàm-nhân thực-hành pháp-hành thiền-định, nếu có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết thì chắc chắn chỉ có thiện-nghiệp trong bậc thiền thiện-tâm nào cao nhất mới có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền quả-tâm cao nhất ấy đó là đệ tứ thiền vô-sắc-giới quả-tâm gọi là phi-tưởng phi-phi-tưởng xứ thiền quả-tâm gọi là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hoá-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên Phi-tưởng phi-phi-tưởng xứ thiên tột đỉnh, chư phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới tột đỉnh này có tuổi thọ 84.000 đại-kiếp trái đất lâu dài nhất trong tam-giới.
Còn lại thiện-nghiệp trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 3 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm bậc thấp đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội cho quả được nữa.
– Trong kiếp hiện-tại, người tam-nhân nào còn là phàm-nhân nếu tạo tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, sau khi người tam-nhân ấy chết, tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi-kāla) có đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm hạng người tam-nhân trong cõi người, hoặc hoá-sinh làm vị thiên-nam tam-nhân hoặc vị thiên-nữ tam-nhân trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi thiện-giới ấy cho đến khi hết tuổi thọ.
– Trong kiếp hiện-tại, người tam-nhân nào còn là phàm-nhân nếu tạo nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, sau khi người tam-nhân ấy chết, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm hạng người nhị-nhân trong cõi người, hoặc hoá-sinh làm vị thiên-nam nhị-nhân hoặc vị thiên-nữ nhị-nhân trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi thiện-giới ấy cho đến khi hết tuổi thọ.
* Trong kiếp hiện-tại, nếu người tam-nhân nào còn là phàm-nhân thất-niệm (dể-duôi) không biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, phạm điều-giới nào, tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, sau khi người tam-nhân ấy chết, thì ác-nghiệp ấy trong ác-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 1 quả-tâm là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp gọi là ác-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu khổ trong cõi ác-giới ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi cõi ác-giới.
Ví dụ: * Trường-hợp tỳ-khưu Devadatta vốn là người tam-nhân đã chứng đắc các bậc thiền sắc-giới, chứng đắc các phép thần-thông, nhưng về sau tỳ-khưu Deva-datta dể duôi, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi đã tạo ác-nghiệp vô-gián trọng tội đó là ác-nghiệp chia rẽ chư tỳ-khưu-tăng và làm bầm máu bàn chân của Đức-Phật.
Sau khi tỳ-khưu Devadatta chết, chính ác-nghiệp vô-gián trọng-tội chia rẽ chư tỳ-khưu-tăng có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi địa-ngục Avīci, bị hành hạ thiêu đốt suốt 100 ngàn đại-kiếp trái đất mới mãn quả của ác-nghiệp ấy.
Đức-Phật Gotama thọ ký rằng:
“Từ kiếp trái đất này rồi trải qua 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, hậu-kiếp của tỳ-khưu Devadatta thoát ra khỏi cõi địa-ngục, có tam-nhân đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người, khi sinh ra đời, lúc trưởng thành đi xuất gia, rồi sẽ trở thành Đức-Phật Độc-Giác có danh hiệu là Aṭṭhissara (1)
.
* Trường-hợp Đức-vua Ajātasattu vốn là hạng người tam-nhân dể duôi, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, tạo ác-nghiệp vô-gián trọng-tội giết Đức-phụ-vương Bimbisāra.
Về sau, Đức-vua Ajātasattu biết ăn năn hối lỗi, ngự đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, khi ấy, Đức-Phật thuyết bài kinh Sāmaññaphalasutta để tế độ Đức-vua Ajātasattu, sau khi nghe bài kinh ấy xong, Đức-vua Ajātasattu phát sinh hỷ lạc chưa từng có bao giờ, phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức- Tăng-bảo, Đức-vua Ajātasattu kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo, kính xin Đức-Phật công nhận Đức-vua là người cận-sự-nam đã quy-y Tam-bảo kể từ đó cho đến trọn đời. Khi ấy, Đức-vua Ajātasattu thành tâm sám hối về tội lỗi giết Đức Phụ-vương của mình, kính xin Đức-Phật chứng minh.
Đức-Phật truyền dạy: Nếu Đức-vua Ajātasattu không phạm ác-nghiệp vô-gián trọng-tội giết Đức Phụ-vương, thì sau khi nghe bài kinh Sāmaññaphalasutta xong, Đức-vua có khả năng trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, nhưng Đức-vua Ajātasattu đã phạm ác-nghiệp vô-gián trọng-tội giết Đức Phụ-vương, ác-nghiệp trọng-tội ấy ngăn cản, nên không thể trở thành bậc Thánh nhập-lưu được.
Từ đó về sau, Đức-vua Ajātasattu có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, hết lòng phụng sự Tam-bảo.
Thật vậy, sau khi Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn, khoảng 3 tháng 4 ngày, Ngài Đại-trưởng-lão Mahākassapa chủ trì trong kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất gồm có 500 vị Thánh A-ra-hán tại động Sattapaṇṇi gần kinh-thành Rājagaha.
Đức-vua Ajātasattu đã hộ độ 500 vị Thánh A-ra-hán trong kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất suốt 7 tháng mới hoàn thành trọn bộ Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.
Đức-vua Ajātasattu là cận-sự-nam phàm-nhân có đức-tin trong sạch đặc biệt nơi Tam-bảo, phụng sự Tam-bảo cho đến trọn đời.
Sau khi Đức-vua Ajātasattu băng hà, đáng lẽ ác-nghiệp vô-gián trọng-tội (giết Đức Phụ-vương) cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci, nhưng nhờ có đại-thiện-nghiệp quy-y Tam-bảo và các đại-thiện-nghiệp khác nhất là đại-thiện-nghiệp hộ độ 500 bậc Thánh A-ra-hán trong thời-kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất, có Ngài đại-trưởng-lão Mahākassapa chủ trì, nhờ các đại-thiện-nghiệp ấy có khả năng làm giảm bớt tiềm năng cho quả của ác-nghiệp vô-gián trọng-tội, nên cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi tiểu-địa-ngục Lohakumbhī (nồi đồng sôi), chịu khổ trong cõi tiểu-địa-ngục nồi đồng sôi ấy suốt 60.000 năm.
Đức-Phật đã từng thọ ký được tóm lược như sau:
Sau khi Đức-vua Ajātasattu băng hà, ác-nghiệp vô-gián trọng-tội giết Đức Phụ-vương cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi tiểu địa-ngục Lohakumbhī (nồi đồng sôi) từ miệng chìm xuống đến đáy nồi khoảng thời gian suốt 30.000 năm, rồi từ đáy nồi nổi lên đến miệng nồi khoảng thời gian suốt 30.000 năm, mới mãn quả của ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy.
Do nhờ tam-nhân đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người. Hậu-kiếp của Đức-vua Ajātasattu đi xuất gia, rồi sẽ trở thành Đức-Phật Độc-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Độc-Giác Vịjitāvi (1)
.
2- * Dvihetukapuggala: hạng người nhị-nhân là người chỉ có 2 thiện-nhân: vô-tham và vô-sân mà thôi, không có vô-si, từ khi tái-sinh đầu thai làm người.
Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, hạng người nhị-nhân vốn dĩ không có trí-tuệ.
– Nếu hạng người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì người ấy không có khả năng chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào cả.
– Nếu hạng người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì người ấy cũng không có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
Tiền-kiếp của người nhị-nhân
* Tiền-kiếp của người nhị-nhân ấy đã tạo đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ như thế nào mà kiếp hiện-tại này trở thành người nhị-nhân như vậy?
* Tiền-kiếp của người nhị-nhân ấy là người có giới của mình trong sạch trọn vẹn, đã từng tạo 10 đại-thiện-nghiệp bằng thân, khẩu, ý, hoặc tạo phước-thiện nào trong 10 phước-thiện puññakriyāvatthu đã trải qua 3 thời-kỳ tác-ý như sau:
1- Tiền-kiếp của người nhị-nhân ấy trong thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch hoan-hỷ trước khi tạo phước-thiện ấy (thời gian lâu hoặc mau không nhất định).
2- Tiền-kiếp của người nhị-nhân ấy trong thời-kỳ muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ kammassakatāñāṇa, khi đang tạo phước-thiện ấy không có diṭṭhijukamma: phước-thiện chánh-kiến hỗ-trợ, chỉ có 2 thiện-nhân: vô-tham và vô-sân, không có vô-si (trí-tuệ), phước-thiện ấy trở thành dvihetukakusalakamma: nhị-nhân đại-thiện-nghiệp.
3- Tiền-kiếp của người nhị-nhân ấy trong thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, theo thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, nếu khi niệm tưởng đến phước-thiện ấy, thì đại-thiện-tâm phát sinh vô cùng hoan-hỷ, không có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn, không làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm, nên phước-thiện ấy trở thành dvihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma: nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao.
* Sau khi tiền-kiếp của người nhị-nhân ấy chết, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhāvarūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadayavatthurūpa: sắc ý căn) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người nhị-nhân(1) (dvihetukapuggala) từ khi đầu thai trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành, người nhị-nhân ấy vốn không có trí-tuệ.
– Nếu người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định, thì không có khả năng chứng đắc bậc thiền nào.
– Nếu người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì không có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.
Kiếp hiện-tại của người nhị-nhân
* Sau khi người nhị-nhân chết, rồi sẽ tái-sinh kiếp sau như thế nào?
* Kiếp hiện-tại, nếu người nhị-nhân nào có khả năng tạo phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phước-thiện hành-thiền, thực-hành pháp-hành thiền-định mà không thể chứng đắc bậc thiền nào, tạo tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, thì sau khi người nhị-nhân ấy chết, tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm hạng người tam-nhân trong cõi người, hưởng quả an-lạc cho đến khi mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy, mới rời khỏi cõi người.
* Kiếp hiện-tại, nếu người nhị-nhân nào có khả năng tạo phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phước-thiện hành-thiền, thực-hành pháp-hành thiền-định mà không thể chứng đắc bậc thiền nào, tạo được nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao, thì sau khi người nhị-nhân ấy chết, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao trong đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhi-citta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm hạng người nhị-nhân trong cõi người, hưởng quả an-lạc cho đến khi mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy, mới rời khỏi cõi người.
* Kiếp hiện-tại, nếu người nhị-nhân nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, phạm điều-giới, đã tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, thì sau khi người nhị-nhân ấy chết, nếu ác-nghiệp trong ác-tâm ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 1 quả-tâm là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy.
3- * Sugati-ahetukapuggala: hạng người vô-nhân cõi thiện-giới là người khi tái-sinh kiếp sau với suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp, thuộc về thiện-quả vô-nhân-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau làm người đui mù, câm điếc, tật nguyền,… từ khi đầu thai làm người trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, hạng người vô-nhân cõi thiện-giới ấy vốn là người đui mù, câm điếc, tật nguyền, ngu-muội, si-mê, … biết tầm thường trong cuộc sống hằng ngày.
Tiền-kiếp-của người vô-nhân cõi thiện-giới
Tiền-kiếp của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy đã tạo đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ như thế nào mà kiếp hiện-tại này trở thành người vô-nhân cõi thiện-giới như vậy?
* Tiền-kiếp của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy là người có giới, đã từng tạo 10 đại-thiện-nghiệp bằng thân, khẩu, ý, hoặc tạo phước-thiện nào trong 10 phước-thiện puññakriyāvatthu đã trải qua 3 thời-kỳ tác-ý như sau:
1- Tiền-kiếp của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy trong thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trước khi tạo phước-thiện ấy (thời gian lâu hoặc mau không nhất định).
2- Tiền-kiếp của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy trong thời-kỳ muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ khi đang tạo phước-thiện ấy (thời gian trong lúc hiện-tại) không có diṭṭhijukamma: phước-thiện chánh-kiến hỗ-trợ chỉ có 2 thiện-nhân: vô-tham và vô-sân, không có vô-si (trí-tuệ), nên phước-thiện ấy trở thành dvihetukakusalakamma: nhị-nhân đại-thiện-nghiệp.
3- Tiền-kiếp của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy trong thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không trong sạch sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, theo thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, nếu khi niệm tưởng đến phước-thiện ấy, thì đại-thiện-tâm phát sinh ít năng lực, và có tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn phát sinh xen lẫn, làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm, nên phước-thiện ấy trở thành dvihetuka-omakakusalakamma: nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp.
* Sau khi tiền-kiếp của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy chết, nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp trong đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp thuộc về thiện-quả vô-nhân-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭi-sandhicitta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhāvarūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadaya-vatthurūpa: sắc ý căn) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người vô-nhân cõi thiện-giới (1) (sugati ahetukapuggala) đui mù, câm điếc, tật nguyền, … từ khi đầu thai trong lòng mẹ.
Khi sinh ra đời đến lúc trưởng thành, người vô-nhân cõi thiện-giới ấy là người đui mù, câm điếc, tật nguyền,… si-mê biết bình thường trong cuộc sống hằng ngày.
* Tuy nhiên, thời-kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla) tái-sinh tâm (paṭisandhicitta) chỉ có 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, tiếp theo trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại, nếu thai-nhi bị đui mù, câm điếc, tật nguyền gì do ác-nghiệp nào cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh thì không thể gọi người ấy là hạng người vô-nhân cõi thiện-giới, bởi vì có những đứa bé có năng khiếu đặc biệt.
Kiếp hiện-tại của người vô-nhân cõi thiện-giới
* Sau khi người vô-nhân cõi thiện-giới ấy chết, rồi sẽ tái-sinh kiếp sau như thế nào?
Mặc dù kiếp hiện-tại của người vô-nhân cõi thiện-giới không tạo đại-thiện-nghiệp đặc biệt nào hoặc ác-nghiệp đặc biệt nào, nhưng vô số kiếp quá-khứ đã từng tạo những đại-thiện-nghiệp và những ác-nghiệp được lưu-trữ ở trong tâm của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy.
Cho nên, sau khi người vô-nhân cõi thiện-giới ấy chết, nếu nghiệp nào có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có quả-tâm của nghiệp ấy gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau như sau:
* Trong kiếp hiện-tại, sau khi người vô-nhân cõi thiện-giới chết, nếu có đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ trong kiếp quá-khứ của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) hoặc hoá-sinh làm vị thiên-nam tam-nhân hoặc vị thiên-nữ tam-nhân trên cõi trời dục-giới, hưởng an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ.
* Trong kiếp hiện-tại, sau khi người vô-nhân cõi thiện-giới chết, nếu có đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ trong kiếp quá-khứ của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm hạng người nhị-nhân (dvihetukapuggala), hoặc hoá-sinh làm vị thiên- nam nhị-nhân, vị thiên-nữ nhị-nhân trên cõi trời dục-giới, hưởng an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ.
– Trong kiếp hiện-tại, sau khi người vô-nhân cõi thiện-giới chết, nếu có ác-nghiệp trong ác-tâm trong kiếp quá-khứ của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi-kāla) có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp thuộc về bất-thiện-quả vô-nhân-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy.
Cho nên, tất cả mọi chúng-sinh dù lớn dù nhỏ nói chung, mỗi người nói riêng đều tuỳ thuộc vào nghiệp và quả của nghiệp của mình đã tạo từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp trong quá-khứ từ kiếp này sang kiếp kia, trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài, cho đến kiếp hiện-tại này, tất cả mọi đại-thiện-nghiệp mọi ác-nghiệp dù nặng,
dù nhẹ cũng đều được lưu-trữ đầy đủ trọn vẹn ở trong tâm, không hề bị mất mát một mảy may nào cả.
Nếu đại-thiện-nghiệp nào có cơ hội thì đại-thiện-nghiệp ấy cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại.
Nếu ác-nghiệp nào có cơ hội thì ác-nghiệp ấy cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại.