ĐỨC-TĂNG (SAṂGHA)
Danh từ “Tăng” là dịch âm từ tiếng Pāḷi “Saṃgha”.
Saṃgha: Chư-Tăng nghĩa là đoàn thể.
Trong câu: Bhagavato sāvakasaṃgho: Chư Tăng là bậc thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn.
Hoặc danh từ: Bhikkhusaṃgha: Chư tỳ-khưu-Tăng, Bhikkhunisaṃgha: Chư tỳ-khưu-ni-Tăng.
Saṃgha: Chư-Tăng
Chư-Tăng có 2 hạng:
– Chư Thánh-Tăng: Ariyasaṃgha.
– Chư phàm-Tăng: Puthujjanasaṃgha.
Thế nào gọi là chư Thánh-Tăng?
Chư tỳ-khưu-Tăng là bậc thanh-văn đệ-tử của Đức- Phật, quý Ngài đã lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, Niết-bàn, trở thành 4 bậc Thánh-nhân.
Cho nên, chư tỳ-khưu Thánh-Tăng ấy gọi là chư Thánh-Tăng (Ariyasaṃgha). Chư Thánh-Tăng có 4 đôi, thành 8 bậc tính theo siêu-tam-giới-tâm.
Bậc Thánh-Tăng Có 4 Đôi
4 Thánh-đạo –> 4 Thánh-quả tương xứng:
– Nhập-lưu Thánh-đạo → Nhập-lưu Thánh-quả.
– Nhất-lai Thánh-đạo → Nhất-lai Thánh-quả.
– Bất-lai Thánh-đạo → Bất-lai Thánh-quả.
– A-ra-hán Thánh-đạo → A-ra-hán Thánh-quả.
8 Bậc Thánh-Tăng
4 Thánh-đạo:
– Bậc Nhập-lưu Thánh-đạo (Sotāpattimagga).
– Bậc Nhất-lai Thánh-đạo (Sakadāgāmimagga).
– Bậc Bất-lai Thánh-đạo (Anāgāmimagga).
– Bậc A-ra-hán Thánh-đạo (Arahattamagga).
4 Thánh-quả:
– Bậc Nhập-lưu Thánh-quả (Sotāpattiphala).
– Bậc Nhất-lai Thánh-quả (Sakadāgāmiphala).
– Bậc Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphala).
– Bậc A-ra-hán Thánh-quả (Arahattaphala).
4 Bậc Thánh-Nhân (Ariyapuggala)
Chư Thánh-Tăng tính theo Thánh-nhân có 4 bậc:
– Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna).
– Bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī).
– Bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī).
– Bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).
Được trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức- Phật, hành-giả cần phải có đầy đủ hai điều kiện:
* Những tiền-kiếp trong quá khứ, hành-giả đã từng tạo 10 pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn.
* Kiếp hiện-tại, hành-giả có duyên lành đến hầu Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác, hoặc gặp được bậc Thánh thanh- văn đệ-tử của Đức-Phật, có đức-tin trong sạch nơi Tam- bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp- hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được phiền-não, tham-ái, … mới trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, theo tuần tự từ bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, đến bậc Thánh A-ra-hán cao thượng nhất như sau:
– Hành-giả thiện-trí phàm-nhân thuộc về hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh- đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā), trở thành bậc Thánh Nhập-lưu là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử thứ nhất của Đức-Phật.
– Hành-giả là bậc Thánh Nhập-lưu tiếp tục thực- hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền não là sân loại thô (dosa), trở thành bậc Thánh Nhất-lai là bậc Thánh Thanh-văn đệ-tử thứ nhì của Đức-Phật.
– Hành-giả là bậc Thánh Nhất-lai tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh- quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế (dosa) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử thứ ba của Đức- Phật.
– Hành-giả là bậc Thánh Bất-lai tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A- ra-hán cao-thượng là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử thứ tư của Đức-Phật.
Quả Báu Của Bậc Thánh-Nhân
Phàm tất cả mọi chúng-sinh còn là phàm-nhân có đầy đủ 108 loại tham-ái, 1500 loại phiền-não, nên còn tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài từ vô-thủy trải qua vô số kiếp không có kiếp chót cuối cùng là vô-chung.
Song chư bậc Thánh-nhân đã diệt tận được tham-ái, phiền-não rồi thì tử sinh luân-hồi trong tam-giới được hạn chế lại tùy theo mỗi bậc Thánh-nhân như sau:
1- Quả Báu Của Bậc Thánh Nhập-Lưu
Bậc Thánh Nhập-lưu là bậc Thánh đã diệt tận được tà-kiến trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến và hoài-nghi trong 1 si-tâm hợp với hoài-nghi.
Kiếp hiện-tại cho đến kiếp vị-lai, 5 bất-thiện-tâm (ác- tâm) này vĩnh viễn không còn làm khổ bậc Thánh Nhập- lưu nữa.
Bậc Thánh Nhập-lưu sau khi chết, chắc chắn không còn tái-sinh trong 4 cõi ác-giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ- quỷ, súc-sinh, chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện- giới là cõi người, 6 cõi trời dục-giới mà thôi.
* Bậc Thánh Nhập-Lưu Có 3 Hạng
1- Sattakkhattuparamasotāpanna: Bậc Thánh Nhập- lưu có 5 pháp-chủ(1) năng lực yếu, nên còn phải tái-sinh kiếp sau làm người hoặc làm chư-thiên cõi trời dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa.
Đến kiếp thứ 7 thì chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
2- Kolaṃkolasotāpanna: Bậc Thánh Nhập-lưu có 5 pháp-chủ năng lực trung bình, nên còn phải tái-sinh kiếp sau làm người hoặc làm chư-thiên từ 2-3-5 kiếp nữa, mới có thể trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
3- Ekabījīsotāpanna: Bậc Thánh Nhập-lưu có 5 pháp- chủ năng lực mạnh, nên chỉ còn tái-sinh kiếp sau làm người hoặc làm chư-thiên 1 kiếp nữa.
Ngay trong kiếp ấy sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Bậc Thánh Nhập-Lưu Đặc Biệt
Trường hợp ngoại lệ, có 7 vị Thánh Nhập-lưu đặc biệt tái-sinh hơn 7 kiếp (1) như sau:
1- Phú hộ Ānāthapiṇḍika,
2- Bà Visākhā mahā upāsikā,
3- Chư-thiên Cullaratha,
4- Chư-thiên Mahāratha,
5- Chư-thiên Anekavaṇṇa,
6- Chư-thiên Nāgadatta,
7- Đức-vua trời Sakka (hiện-tại).
Bảy bậc Thánh Nhập-lưu này có phát-nguyện muốn hưởng sự an-lạc trong cõi trời từ cõi dục-giới đến các tầng trời sắc-giới phạm-thiên cho đến tầng trời sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh là Sắc-cứu-cánh-thiên (Akaniṭṭha), mới trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn tại cõi trời Sắc-cứu-cánh-thiên, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
2- Quả Báu Của Bậc Thánh Nhất-Lai
Bậc Thánh Nhất-lai là bậc Thánh đã diệt tận được sân loại thô trong sân-tâm.
Trong kiếp hiện-tại, bậc Thánh Nhất-lai không còn khổ do bởi sân-tâm loại thô nữa.
Bậc Thánh Nhất-lai chỉ còn tái-sinh làm người hoặc làm chư-thiên 1 kiếp nữa mà thôi. Ngay trong kiếp ấy sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
3- Quả Báu Của Bậc Thánh Bất-Lai
Bậc Thánh Bất-lai là bậc Thánh đã diệt tận được tham-tâm không hợp tà-kiến trong cõi dục-giới và sân- tâm loại vi-tế không còn dư sót.
Trong kiếp hiện-tại, bậc Thánh Bất-lai không còn khổ do bởi tham-tâm trong cõi dục-giới và sân-tâm nữa.
Bậc Thánh Bất-lai sau khi chết, không còn tái-sinh trở lại cõi dục-giới, chỉ tái-sinh lên cõi sắc-giới phạm-thiên mà thôi. Nếu bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 pháp-chủ: tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ, thì sẽ hoá-sinh lên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Suddhavāsa (Tịnh-cư-thiên) có 5 tầng trời theo năng lực của mỗi pháp-chủ như sau:
– Nếu bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc- giới thiện-tâm có tín pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ kia, thì đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp ấy cho quả hoá-sinh kiếp kế-tiếp lên tầng trời Avihā (Vô- phiền-thiên) có tuổi thọ 1.000 đại-kiếp trái đất.
2- Nếu bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc- giới thiện-tâm có tấn pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ kia, thì đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp ấy cho quả hoá-sinh kiếp kế-tiếp lên tầng trời Atappa (Vô- nhiệt-thiên) có tuổi thọ 2.000 đại-kiếp trái đất.
3- Nếu bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc- giới thiện-tâm có niệm pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ kia, thì đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp ấy cho quả hoá-sinh kiếp kế-tiếp lên tầng trời Sudassa (Thiện-hiện-thiên) có tuổi thọ 4.000 đại-kiếp trái đất.
4- Nếu bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc- giới thiện-tâm có định pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ kia, thì đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp ấy cho quả hoá-sinh kiếp kế-tiếp lên tầng trời Sudassī (Thiện-kiến-thiên) có tuổi thọ 8.000 đại-kiếp trái đất.
5- Nếu bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc- giới thiện-tâm có tuệ pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ kia, thì đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp ấy cho quả hoá-sinh kiếp kế-tiếp lên tầng trời Akaniṭṭha (Sắc-cứu-cánh-thiên) có tuổi thọ 16.000 đại-kiếp trái đất.
Bậc Thánh Bất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại cõi trời sắc-giới phạm-thiên Suddhavāsa ấy, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi tại cõi trời sắc-giới phạm-thiên ấy.
* Bậc Thánh Bất-Lai Có 5 Hạng
- Antarāparinibbāyī: Bậc Thánh Bất-lai sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy chưa đến một nửa tuổi thọ của tầng trời ấy, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
- Upahaccaparinibbāyī: Bậc Thánh Bất-lai sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy quá một nửa tuổi thọ của tầng trời ấy, rồi tịch diệt Niết- bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
- Asaṅkhāraparinibbāyī: Bậc Thánh Bất-lai không cần phải tinh-tấn nhiều cũng trở thành bậc Thánh A-ra- hán tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy rồi tịch diệt Niết- bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
- Saṅkhāraparinibbāyī: Bậc Thánh Bất-lai cần phải tinh-tấn, mới trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
- Uddhaṃsoto akaniṭṭhagāmī: Bậc Thánh Bất-lai khi hết tuổi thọ trong tầng trời sắc-giới bậc thấp, tuần tự tái- sinh lên tầng trời sắc-giới bậc cao, cho đến tầng trời sắc-giới Akaniṭṭha tột đỉnh, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra- hán rồi tịch diệt Niết-bàn tại tầng trời sắc-giới Akaniṭṭha ấy, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
4- Quả Báu Của Bậc Thánh A-Ra-Hán
Bậc Thánh A-ra-hán là bậc Thánh cao thượng đã diệt tận được 5 bất-thiện-tâm (ác-tâm) còn lại đó là 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến và 1 si-tâm hợp với phóng-tâm nghĩa là tất cả mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót.
Trong kiếp hiện-tại, bậc Thánh A-ra-hán hoàn toàn không còn khổ-tâm do phiền-não nữa, chỉ còn khổ-thân do quả của nghiệp cũ mà thôi.
Ngay kiếp hiện-tại, bậc Thánh A-ra-hán đến khi hết tuổi thọ, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Bậc Thánh A-Ra-Hán Có Nhiều Hạng
1- Bậc Thánh A-ra-hán Tevijja là bậc Thánh A-ra- hán có tam-minh là tiền-kiếp-minh, thiên-nhãn-minh và trầm-luân-tận-minh.
2- Bậc Thánh A-ra-hán Chaḷabhiñña là bậc Thánh A- ra-hán có lục thông: Đa-dạng-thông, thiên-nhãn-thông, thiên-nhĩ-thông, tha-tâm-thông, tiền-kiếp-thông và trầm- luân-tận-thông.
3- Bậc Thánh A-ra-hán Catupaṭisambhidappabheda là bậc Thánh A-ra-hán có tứ-tuệ-phân-tích là nghĩa (nhân) phân-tích, pháp (quả) phân-tích, ngôn-ngữ phân- tích và ứng-đối phân-tích.
4- Bậc Thánh A-ra-hán Ubhatobhāgavimutta là bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng 2 pháp-hành là pháp- hành thiền-định chứng đắc đến 4 bậc thiền vô-sắc-giới và pháp-hành thiền-tuệ chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả.
5- Bậc Thánh A-ra-hán Paññāvimutta là bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng pháp-hành thiền-tuệ chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả (còn gọi là Bậc Thánh A-ra-hán Sukkhavipassaka là bậc Thánh- nhân không thực-hành pháp-hành thiền-định trước, không chứng đắc bậc thiền nào, chỉ thực-hành pháp- hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán).
Chư bậc Thánh A-ra-hán có sự khác biệt nhau về trí- tuệ, thần-thông trong kiếp hiện-tại, đến khi hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn rồi thì hoàn toàn không có sự khác biệt nhau, đều giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Bậc Thánh Thanh-Văn-Giác
Trong Phật-giáo, bậc Thánh thanh-văn-giác có 3 thứ bậc:
1- Bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác (Aggasāvaka).
2- Bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác (Mahāsāvaka).
3- Bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường (Pakatisāvaka).
1- Vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác như thế nào?
Để trở thành vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, thì vị bồ-tát ấy phát nguyện muốn trở thành bậc Thánh- Tối-thượng thanh-văn-giác, rồi tạo 10 pháp-hạnh ba-la- mật bậc hạ.
Khi có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, vị bồ-tát ấy cần phải đến hầu đảnh lễ Đức-Phật- Chánh-Đẳng-Giác ấy, bạch với Đức-Phật biết rõ ý- nguyện muốn trở thành vị Thánh Tối-thượng thanh-văn- giác của Đức-Phật trong thời vị-lai.
Đức-Phật suy xét thấy vị bồ-tát ấy hội đủ các chi- pháp để trở thành vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, thì Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại 1 a-tăng- kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất và Đức-Phật-Chánh- Đẳng-Giác trong thời vị-lai.
Bắt đầu từ kiếp ấy, vị bồ-tát ấy trở thành vị bồ-tát Tối- thượng thanh-văn-giác.
Vị bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác ấy tiếp tục thực- hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ cho được đầy đủ trọn vẹn suốt trong khoảng thời gian 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, chờ đến khi Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác ấy xuất hiện trên thế gian.
Vị bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác ấy cần phải đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật ấy, rồi xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật ấy.
Sau khi trở thành tỳ-khưu, vị tỳ-khưu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ-tuệ-phân-tích, lục thông.
Trong dịp Đức-Phật chủ trì tại hội chúng chư Thánh thanh-văn đệ-tử, Đức-Phật tuyên dương vị Thánh-Tối- thượng thanh-văn-giác ấy giữa chư Thánh Thanh-văn đệ-tử, đúng theo sở nguyện của vị Thánh Tối-thượng thanh-văn đệ-tử đã phát nguyện và đã được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời quá-khứ thọ ký.
Mỗi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác chỉ có 2 vị Thánh- Tối-thượng thanh-văn-giác mà thôi.
* Đức-Phật Gotama có 2 vị Thánh Tối-thượng thanh- văn đệ-tử là:
* Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta là vị Thánh Tối- thượng thanh-văn đệ-tử bên phải có trí-tuệ xuất-sắc nhất trong hàng Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.
* Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna là vị Thánh Tối-thượng thanh-văn đệ-tử bên trái có phép-thần-thông xuất-sắc nhất trong hàng Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.
2- Vị Thánh Đại-thanh-văn-giác như thế nào?
Để trở thành vị Thánh Đại-thanh-văn-giác, thì vị Bồ- tát ấy phát nguyện muốn trở thành vị Thánh Đại-thanh- văn-giác, rồi tạo 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ.
Khi có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, vị Bồ-tát ấy cần phải đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy, bạch với Đức-Phật biết rõ ý-nguyện muốn trở thành vị Thánh Đại-thanh-văn-giác của Đức-Phật trong thời vị-lai.
Đức-Phật suy xét thấy vị bồ-tát ấy hội đủ chi pháp để trở thành vị Thánh Đại-thanh-văn-giác, thì Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa và Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.
Bắt đầu từ kiếp ấy, vị Bồ-tát ấy trở thành vị Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác.
Vị Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác ấy tiếp tục thực-hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ cho được đầy đủ trọn vẹn suốt trong khoảng thời gian 100 ngàn đại-kiếp trái đất, chờ đến khi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy xuất hiện trên thế gian.
Vị Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác ấy cần phải đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật ấy, rồi xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật ấy.
Sau khi trở thành tỳ-khưu, vị tỳ-khưu thực-hành pháp- hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ-tuệ-phân-tích, lục thông.
Trong dịp Đức-Phật chủ trì tại hội chúng chư Thánh- thanh-văn đệ-tử, Đức-Phật tuyên dương vị Thánh Đại- thanh-văn-giác về đức-hạnh nào xuất sắc nhất trong các hàng Thánh thanh-văn đệ-tử, đúng theo sở nguyện của vị Thánh Đại-thanh-văn-giác ấy đã phát nguyện và đã được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời quá-khứ thọ ký.