Nghiệp Và Quả Của Nghiệp Của Mỗi Điều-Giới
Ngũ-giới có 5 điều-giới, mà mỗi điều-giới có đối tượng khác nhau, cho nên:
– Người giữ gìn mỗi điều-giới trong sạch khác nhau, tạo đại-thiện-nghiệp mỗi điều-giới khác nhau, quả của đại-thiện-nghiệp mỗi điều-giới khác nhau.
– Người phạm mỗi điều-giới khác nhau, tạo ác-nghiệp mỗi điều-giới khác nhau, quả của ác-nghiệp mỗi điều-giới khác nhau.
Cho nên, ác-nghiệp và quả của ác-nghiệp với đại-thiện-nghiệp và quả của đại-thiện-nghiệp trong mỗi điều-giới hoàn toàn trái ngược nhau như sau:
1- Điều-Giới Sát-Sinh
Điều-giới sát-sinh liên quan đến sinh-mạng của chúng-sinh có 2 loại nghiệp:
* Người phạm điều-giới sát-sinh là giết hại chúng-sinh, tạo ác-nghiệp sát-sinh.
* Người giữ gìn điều-giới tránh xa sự sát-sinh, không sát-sinh, tạo đại-thiện-nghiệp không sát-sinh.
Quả của ác-nghiệp sát-sinh và quả của đại-thiện-nghiệp không sát-sinh hoàn toàn trái ngược nhau.
* Quả của ác-nghiệp của người phạm điều-giới sát-sinh
Nếu người nào phạm điều-giới sát-sinh, giết hại sinh-mạng của chúng-sinh, dù lớn dù nhỏ thì người ấy cũng đã tạo ác-nghiệp sát-sinh.
* Nếu có ác-nghiệp sát-sinh nặng, thì người ấy sau khi chết, ác-nghiệp sát-sinh ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.
Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu có dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả thì tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.
* Và trường hợp, nếu người nào phạm điều-giới sát-sinh, tạo ác-nghiệp sát-sinh nhẹ, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp sát-sinh nhẹ ấy không có cơ-hội cho quả tái-sinh, mà dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.
Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp sát-sinh trong kiếp quá-khứ của người ấy.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 23 quả xấu của ác-nghiệp sát-sinh trong kiếp quá-khứ.
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- có thân hình tật nguyền.
2- có thân hình không cân đối, xấu xí.
3- là người chậm chạp.
4- có lòng bàn tay, và dưới lòng bàn chân lõm sâu.
5- có thân hình xấu xí, đầy sẹo.
6- có sắc diện tối tăm.
7- có da thịt sần sùi.
8- có tính hay sợ hãi.
9- có sức khỏe yếu đuối.
10- có tật cà lăm, nói lặp đi lặp lại, không suôn sẻ.
11- bị mọi người ghét bỏ.
12- có những thuộc hạ tùy tùng bị chia rẽ.
13- có tính hay giật mình, hoảng sợ.
14- thường bị tai nạn do khí giới, thuốc độc…
15- là người si mê, ngu dốt.
16- có rất ít bạn bè.
17- có thân hình dị hợm, đáng ghê sợ.
18- có thân hình kỳ dị.
19- là người hay bệnh hoạn ốm đau.
20- là người thường sầu não, lo sợ.
21- có con cháu thường xa lánh.
22- là người bị chết yểu.
23- là người bị người khác giết chết.
Đó là 23 quả xấu của ác-nghiệp sát-sinh mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
* Quả của đại-thiện-nghiệp của người giữ gìn điều-giới tránh xa sự sát-sinh
Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới “có tác-ý tránh xa sự sát-sinh”.
* Người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không sát-sinh ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.
Vị chư-thiên sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp dục-giới đại-thiện-nghiệp không sát-sinh ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.
* Và trường hợp, nếu người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không sát-sinh ấy không cho quả tái-sinh kiếp sau lên cõi trời dục-giới, mà lại có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.
Thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ có được quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệpkhông sát-sinh trong kiếp quá-khứ của người ấy, đáng hài lòng.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải 23 quả-báu của dục-giới đại-thiện-nghiệp không sát-sinh trong kiếp quá-khứ như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- có thân hình không tật nguyền, đầy đủ các bộ phận lớn nhỏ trong cơ thể.
2- có thân hình cân đối xinh đẹp.
3- là người nhanh nhẹn.
4- có lòng bàn tay, lòng bàn chân đầy đặn.
5- có thân hình xinh đẹp, không tỳ vết.
6- có da thịt mềm mại, hồng hào.
7- có thân hình sạch sẽ, trong sáng.
8- có đại-thiện-tâm dũng cảm, không sợ hãi.
9- có sức khỏe dồi dào.
10- có giọng nói thanh tao, lời nói ngọt ngào, suôn sẻ.
11- được mọi người quý mến.
12- có thuộc hạ tùy tùng, bạn bè đoàn kết thương yêu.
13- thân tâm được an-lạc tự tại, không hoảng sợ.
14- không bị tai nạn do khí giới, thuốc độc…
15- có trí-tuệ sáng suốt.
16- có nhiều bạn bè thân thiết.
17- có thân hình đẹp đẽ, đáng quý mến.
18- có các bộ phận lớn nhỏ trong thân thể đẹp đẽ.
19- là người ít bệnh hoạn ốm đau.
20- là người có tâm thường an-lạc.
21- là người thường được sống gần gũi với con cháu.
22- là người được trường thọ, sống lâu.
23- không có một ai có thể mưu sát được.
Đó là 23 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không sát-sinh mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
2- Điều-Giới Trộm-Cắp
Điều-giới trộm-cắp liên quan đến của cải tài sản của người khác có 2 loại nghiệp:
* Người phạm điều-giới trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tạo ác-nghiệp trộm-cắp.
* Người giữ gìn điều-giới tránh xa sự trộm-cắp, không trộm-cắp, tạo dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp.
Quả của ác-nghiệp trộm-cắp và quả của đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp hoàn toàn trái ngược nhau.
* Quả của ác-nghiệp của người phạm điều-giới trộm-cắp
Người nào phạm điều-giới trộm-cắp lấy trộm của cải tài sản của người khác dù ít dù nhiều cũng tạo ác-nghiệp trộm-cắp.
* Nếu có ác-nghiệp trộm-cắp nặng, thì người ấy sau khi chết, ác-nghiệp trộm-cắp ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.
Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu có dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.
* Và trường hợp, nếu người nào phạm điều-giới trộm-cắp, tạo ác-nghiệp trộm-cắp nhẹ, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp trộm-cắp ấy không có cơ-hội cho quả tái-sinh, mà dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.
Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp trong kiếp quá-khứ của người ấy.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 11 quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp trong kiếp quá-khứ của người ấy.
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- là người không thể có những thứ của cải quý giá.
2- là người thiếu thốn những nhu yếu phẩm như lúa gạo, tiền bạc, đồ dùng, v.v…
3- là người nghèo khổ túng thiếu của cải.
4- là người không phát triển được những thứ của cải.
5- là người khi làm ra được của cải quý giá, thì không giữ gìn được lâu dài.
6- là người không thể có được thứ của cải mà mình mong muốn.
7- là người khi có được của cải, thì thường bị thiệt hại do lửa thiêu cháy, do nước lũ cuốn trôi, do kẻ trộm chiếm đoạt, do nhà nước tịch thu, v.v…
8- là người có được của cải thì cũng liên quan đến nhiều người, không riêng cho mình được.
9- là người khó chứng đắc được 9 pháp siêu-tam-giới (4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn).
10- là người thường nghe đến danh từ “không có.”
11- là người sống không được an-lạc.
Đó là 11 quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
* Quả của đại-thiện-nghiệp của người giữ gìn điều-giới không trộm-cắp
Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới “có tác-ý tránh xa sự trộm-cắp.”
* Người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.
Vị chư-thiên sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.
* Và trường hợp, nếu người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp ấykhông cho quả tái-sinh lên cõi trời dục-giới, mà lại có cơ-hội cho quả tái-sinh trở lại làm người trong cõi người này.
Thì cả hai trường hợp này, người ấy có được quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệpkhông trộm-cắp trong kiếp quá-khứ đáng hài lòng.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 11 quả-báu của dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp trong kiếp quá-khứ như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- là người có nhiều của cải quý giá, giàu sang.
2- có đầy đủ của cải, tài sản như lúa gạo, vàng bạc, châu báu, …
3- là người có nhiều của cải, tài sản lớn lao, giàu sang phú quý, tiêu dùng không sao hết được.
4- nếu chưa có thứ của cải nào thì sẽ có thứ của cải ấy.
5- đã có những thứ của cải quý giá nào như vàng bạc, ngọc ngà, châu báu,… rồi, thì những thứ của cải quý giá ấy được giữ gìn duy trì bền vững lâu dài.
6- mong muốn những thứ của cải quý giá nào, thì chắc chắn mau chóng thành tựu như ý.
7- có được những thứ của cải, tài sản lớn lao mà không bị thiệt hại do lửa thiêu cháy, không do nước lũ cuốn trôi, không do kẻ trộm cướp chiếm đoạt, không do nhà Vua tịch thu, không do người không ưa thích chiếm đoạt.
8- khi đã có của cải tài-sản rồi, chính mình là người sở hữu của cải tài-sản ấy, không có liên quan với người khác.
9- là người có khả năng chứng đắc được pháp siêu-tam-giới (4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn).
10- là người không thường nghe đến danh từ “không có”, bởi vì muốn thứ nào thì có ngay thứ ấy.
11- là người sống được an-lạc.
Đó là 11 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
3- Điều-Giới Tà-dâm
Điều-giới tà-dâm liên quan đến tà-dâm với vợ, chồng, con của người khác, có 2 loại nghiệp:
* Người phạm điều-giới tà-dâm với vợ, chồng, con của người khác, tạo ác-nghiệp tà-dâm.
* Người giữ gìn điều-giới tránh xa sự tà-dâm, không tà-dâm với vợ, chồng, con của người khác, tạo dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm.
Quả của ác-nghiệp tà-dâm và quả của dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm hoàn toàn trái ngược nhau.
Quả của ác-nghiệp của người phạm điều-giới tà-dâm
Người nào phạm điều-giới tà-dâm với vợ, chồng, con của người khác, tạo ác-nghiệp tà-dâm.
* Nếu là ác-nghiệp tà-dâm nặng, thì người ấy sau khi chết, ác-nghiệp tà-dâm ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.
Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu có dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.
* Và trường hợp, nếu người nào phạm điều-giới tà-dâm, tạo ác-nghiệp tà-dâm nhẹ, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp tà-dâm ấy không có cơ-hội cho quả tái-sinh, mà dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.
Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp tà-dâm trong kiếp quá-khứ.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 20 quả xấu của ác-nghiệp tà-dâm trong kiếp quá-khứ như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- là người có nhiều người oan trái.
2- là người có nhiều người thù ghét.
3- là người nghèo khổ, thiếu thốn.
4- là người ngủ không được an-lạc.
5- là người thức không được an-lạc.
6- là người khó tránh khỏi 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh).
7- là người ái nam, ái nữ (không phải đàn ông, cũng không phải đàn bà).
8- là người có tính hay nóng giận.
9- là người sinh vào dòng họ thấp hèn, hạng người thấp hèn.
10- là người có tính không minh bạch, hay che giấu tội lỗi.
11- là người có thân hình tật nguyền, xấu xí.
12- là người có sắc diện mặt mày sầu não, khổ tâm.
13- là người bị mọi người coi thường khinh bỉ, không tin tưởng.
14- là người khuyết tật: đui mù, câm điếc, …
15- sinh làm người đàn bà (tiền-kiếp là người đàn ông).
16- là người có nhiều chứng bệnh đáng ghê sợ.
17- là người không biết đủ, sống khổ cực.
18- là người sống nơi nào cũng không được an-lạc.
19- là người thường gặp tai hoạ, hay oan trái với nhiều người.
20- là người sống xa người thân yêu, hay bị ruồng bỏ.
Đó là 20 quả xấu của ác-nghiệp tà-dâm mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ của người ấy.
Quả của đại-thiện-nghiệp của người giữ gìn điều-giới không tà-dâm
Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới “có tác-ý tránh xa sự tà-dâm.”
* Người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.
Vị chư-thiên sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.
* Và trường hợp, nếu người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm ấykhông cho quả tái-sinh lên cõi trời dục-giới, mà lại có cơ-hội cho quả tái-sinh trở lại làm người trong cõi người này.
Thì cả hai trường hợp này, người ấy có được quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệpkhông tà-dâm trong kiếp quá-khứ đáng hài lòng.
* Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 20 quả báu tốt của thiện-nghiệp không tà-dâm trong kiếp quá-khứ:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- là người không có người oan trái.
2- là người được mọi người thương yêu quý mến.
3- là người có nhiều của cải giàu sang phú quý.
4- là người ngủ được an-lạc.
5- là người thức được an-lạc.
6- là người có thể tránh được 4 cõi ác-giới.
7- sinh làm người đàn ông hoàn toàn 100%.
8- là người có tính nhẫn-nại, ít nóng giận.
9- là người sinh ra trong dòng họ cao quý, có tính khiêm nhường.
10- là người có tính minh bạch rõ ràng, không che giấu tội-lỗi.
11- là người không có tật nguyền, có thân hình xinh đẹp, đáng ngưỡng mộ.
12- là người có sắc diện trong sáng.
13- là người được mọi người tin tưởng.
14- là người có ngũ-quan (5 giác-quan của con người) đầy đủ và tốt đẹp.
15- là người có tư cách đáng kính.
16- là người không có chứng bệnh đáng ghê sợ.
17- là người có trí-tuệ, đời sống được an-lạc.
18- là người sống nơi nào cũng được an-lạc.
19- là người không có tai-hại, không có oan trái.
20- là người thường được sống gần gũi với người thân.
Đó là 20 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
4- Điều-Giới Nói-dối
Điều-giới nói-dối liên quan đến nói lời không chân thật, lừa dối, … có 2 loại nghiệp:
* Người phạm điều-giới nói-dối gây ra thiệt hại đến người khác, tạo ác-nghiệp nói-dối.
* Người giữ gìn điều-giới tránh xa sự nói-dối,
không nói-dối, tạo dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối.
Quả của ác-nghiệp nói-dối và quả của dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối hoàn toàn trái ngược nhau.
* Quả của ác-nghiệp của người phạm điều-giới nói-dối
Người nào phạm điều-giới nói-dối gây ra sự thiệt hại dù ít dù nhiều cũng tạo ác-nghiệp nói-dối.
* Nếu là ác-nghiệp nói-dối nặng, thì người ấy sau khi chết, ác-nghiệp nói-dối ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.
Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu có dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.
* Và trường hợp, nếu người nào phạm điều-giới nói-dối, tạo ác-nghiệp nói-dối nhẹ, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp nói-dối ấy không có cơ-hội cho quả tái-sinh, mà dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.
Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp nói-dối trong kiếp quá-khứ.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 14 quả xấu của ác-nghiệp nói-dối trong kiếp quá-khứ như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- là người có ngũ quan (5 giác quan của con người) không trong sáng.
2- là người có giọng nói không rõ, khó nghe.
3- là người có đôi hàm răng không đều đặn, xấu xí.
4- là người có thân hình quá mập, dị kỳ.
5- là người có thân hình quá ốm.
6- là người có thân hình quá thấp.
7- là người có thân hình quá cao.
8- là người có da thịt sần sùi, xấu xí.
9- là người mà trong miệng thường thoát ra mùi hôi khó chịu.
10- là người nói không ai tin theo.
11- là người nói không ai muốn nghe.
12- là người có cái lưỡi cứng và ngắn.
13 là người có tâm thường thoái chí nản lòng.
14- là người có tật nói cà lăm, hoặc bị câm điếc.
Đó là 14 quả xấu của ác-nghiệp nói-dối mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
* Nếu người nói dối không gây ra sự thiệt hại nào đến cho người tin theo lời nói-dối ấy, thậm chí còn đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài cho người tin theo thì người nói-dối tuy phạm-giới nói-dối, nhưng không có lỗi.
Quả của đại-thiện-nghiệp của người giữ gìn điều-giới không nói-dối
Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới “có tác ý tránh xa sự nói-dối.”
* Người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.
Vị chư-thiên sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.
* Và trường hợp, nếu người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối ấykhông cho quả tái-sinh lên cõi trời dục-giới, mà lại có cơ-hội cho quả tái-sinh trở lại làm người trong cõi người này.
Thì cả hai trường hợp này, người ấy có được quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệpkhông nói-dối trong kiếp quá khứ đáng hài lòng.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 14 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối trong kiếp quá khứ như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- là người có ngũ-quan (5 giác-quan của con người) trong sáng.
2- là người có giọng nói ngọt ngào, dễ nghe.
3- là người có đôi hàm răng đều đặn, đẹp đẽ.
4- là người có thân hình không mập quá.
5- là người có thân hình không ốm quá.
6- là người có thân hình không thấp quá.
7- là người có thân hình không cao quá.
8- là người có da thịt mịn màng, mềm mại.
9- là người mà trong miệng có mùi thơm tho thoát ra dễ chịu như mùi hoa sen.
10- là người nói được nhiều người tin theo, không có ai ganh tỵ.
11- là người nói được nhiều người muốn nghe.
12- là người có cái lưỡi mềm mỏng, màu hồng như cánh hoa sen đỏ.
13- là người có định tâm vững vàng.
14- là người có lời nói rõ ràng, ý nghĩa sâu sắc, được nhiều người tin tưởng và tôn trọng.
Đó là 14 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.
5- Điều-Giới Uống Rượu, Bia Và Các Chất Say
Điều-giới uống rượu, bia và các chất say liên quan đến uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi (thất niệm) trong mọi thiện-pháp, có 2 loại nghiệp:
* Người phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say.
* Người giữ gìn điều-giới tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say, không uống rượu, bia và các chất say, tạo dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say.
Quả của ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say và quả của dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say hoàn toàn trái ngược nhau.
Quả ác-nghiệp của người phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say
Người nào phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say dù ít dù nhiều cũng tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say.
* Nếu có ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say nặng, thì người ấy sau khi chết, ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.
Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu
có dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.
* Và trường hợp, nếu người nào phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say nhẹ, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say ấy không có cơ-hội cho quả tái-sinh, mà dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.
Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say trong kiếp quá-khứ.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 30 quả xấu của ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say trong kiếp quá-khứ như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- là người không biết những công việc đã làm, đang làm và sẽ làm.
2- là người thường không có trí nhớ, hay quên mình.
3- là người loạn trí, điên cuồng.
4- là người không có trí-tuệ.
5- là người có tính lười biếng trong công việc.
6- là người thường hay buồn ngủ.
7- là người bị câm điếc từ khi đầu thai.
8- là người si mê, ngu dốt.
9- là người khó nhớ, dễ quên.
10- là người có sự hiểu biết kém cỏi, dốt nát.
11- là người có thân hình nặng nề chậm chạp.
12- là người thường bị tai nạn.
13- là người sầu não, khổ tâm.
14- là người hay nói lảm nhảm.
15- là người hay nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích.
16- là người có tính biếng nhác ngày đêm trong công việc nặng, nhẹ.
17- là người không biết ơn và không biết đền ơn đối với người ân nhân của mình.
18- là người không biết công việc đã làm xong.
19- là người keo kiệt, bủn xỉn.
20- là người không thích làm phước-thiện bố-thí đến cho người khác.
21- là người phạm các điều-giới, không có giới.
22- là người không chân thật, không ngay thẳng.
23- là người hay sinh tâm sân hận.
24- là người không biết hổ-thẹn tội-lỗi, khi làm ác.
25- là người không biết ghê-sợ tội-lỗi, khi làm ác.
26- là người có tà-kiến hiểu lầm, chấp lầm trong mọi đối tượng.
27- là người dám tạo mọi tội ác.
28- là người không có trí-tuệ, không hiểu rõ chân-lý.
29- là người không thể phát sinh trí-tuệ.
30- là người không biết phân biệt được sự lợi,
sự hại, điều chánh, lẽ tà.
Đó là 30 quả xấu của ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá khứ.
* Quả của đại-thiện nghiệp của người giữ gìn
điều-giới không uống-rượu, bia và các chất say
Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới “có tác-ý tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say…”
* Người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.
Vị chư-thiên sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.
* Và trường hợp, nếu người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say ấy không cho quả tái-sinh lên cõi trời dục-giới, mà lại có cơ-hội cho quả tái-sinh trở lại làm người trong cõi người này.
Thì cả hai trường hợp này, người ấy có được quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệpkhông uống rượu, bia và các chất say ấy trong kiếp quá-khứ đáng hài lòng.
Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 30 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say trong kiếp quá-khứ như sau:
Kiếp hiện-tại của người ấy:
1- là người có trí-tuệ sáng suốt, hiểu biết mọi công việc đã làm, đang làm và sẽ làm.
2- là người thường có trí nhớ.
3- là người không loạn trí, điên cuồng.
4- là người có trí-tuệ, thông minh, nhạy bén.
5- là người có sự tinh-tấn không ngừng.
6- là hạng người có tam-nhân (vô-tham, vô-sân, vô-si) từ khi đầu thai.
7- là người không bị câm điếc, từ khi đầu thai.
8- là người có trí-tuệ sáng suốt, không mê muội.
9- là hạng người không dể duôi trong mọi thiện-pháp.
10- là hạng người đa-văn túc-trí, học nhiều hiểu rộng.
11- là người có thân hình đầy đủ, cân đối các bộ phận lớn nhỏ xinh đẹp.
12- là người ít gặp tai nạn.
13- là người ít có sầu não, khổ tâm.
14- là người thường nói lời chân-thật, đáng tin.
15- là người không nói lời chia rẽ, không nói lời thô tục, không nói lời vô ích.
16- là người có sự tinh-tấn không ngừng ngày đêm trong mọi công việc phước-thiện.
17- là người có lòng biết ơn và biết đền ơn đối với người ân nhân của mình.
18- là người hiểu biết mọi công việc đã làm.
19- là người không có tính keo kiệt, bủn xỉn của cải của mình.
20- là người có tâm hoan hỷ trong việc làm phước-thiện bố-thí của cải đến cho người khác.
21- là người có giới hạnh đầy đủ và trọn vẹn.
22- là người trung thực với mình và mọi người.
23- là người ít sinh tâm sân hận.
24- là người biết hổ-thẹn tội-lỗi, không dám làm ác.
25- là người biết ghê-sợ tội-lỗi, không dám làm ác.
26- là người có chánh-kiến thấy đúng, có khả năng thấy rõ, biết rõ thật-tánh của các pháp.
27- là người có nhiều phước-thiện cao thượng.
28- là người có nhiều trí-tuệ, hiểu biết các pháp.
24- là người biết hổ-thẹn tội-lỗi, không dám làm ác.
25- là người biết ghê-sợ tội-lỗi, không dám làm ác.
26- là người có chánh-kiến thấy đúng, có khả năng thấy rõ, biết rõ thật-tánh của các pháp.
27- là người có nhiều phước-thiện cao thượng.
28- là người có nhiều trí-tuệ, hiểu biết các pháp.
29- là bậc thiện-trí hiểu biết phân biệt được điều lợi, điều hại, điều chánh, lẽ tà,…
30- là bậc thiện-trí biết sự lợi ích kiếp hiện- tại, sự lợi ích kiếp vị-lai, sự lợi ích tối-thượng Niết-bàn.
Đó là 30 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất saymà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.