4.2-Kāmāvacarakusalakamma: Dục-giới thiện-nghiệp

Phần bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) và 10 bất-thiện- nghiệp (10 ác-nghiệp) đã giải thích xong, tiếp theo giải thích dục-giới thiện-nghiệp gọi là đại-thiện-nghiệp và quả của đại-thiện-nghiệp.

Dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp)

Đức-Phật dạy:

“Cetanā’haṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā.(1)

–    Này chư tỳ-khưu! Sau khi đã có tác-ý, rồi mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.

Vì vậy, Như-Lai dạy “tác-ý gọi là nghiệp.” Tác-ý đó là tác-ý tâm-sở (cetanācetasika).

Dục-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 dục-giới thiện-tâm tạo dục-giới thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.

Dục-giới thiện-tâm gọi là mahākusalacitta: đại-thiện- tâm có 8 tâm:

1-  Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí- tuệ, không cần tác-động.

2-  Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí- tuệ, cần tác-động.

3-  Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

4- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

5- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí- tuệ, không cần tác-động.

6- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí- tuệ, cần tác-động.

7- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

8- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm tạo 2 loại đại-thiện-nghiệp:

–  10 đại-thiện-nghiệp do thân, khẩu, ý.

–  10 phước-thiện (puññakriyāvatthu).

4.2.1-  10 đại-thiện-nghiệp

Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm tạo 10 đại-thiện-nghiệp do 3 môn: thân-môn, khẩu-môn, ý-môn:

*  Thân đại-thiện-nghiệp là đại-thiện-nghiệp do thân- môn, có 3 thân đại-thiện-nghiệp:

1- Đại-thiện-nghiệp không sát-sinh.

2- Đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp.

3- Đại-thiện-nghiệp không tà-dâm.

3    thân đại-thiện-nghiệp này còn gọi 3 thân-hành- thiện (kāyasucarita).

*   Khẩu đại-thiện-nghiệp là đại-thiện-nghiệp do khẩu- môn, có 4 khẩu đại-thiện-nghiệp:

1-  Đại-thiện-nghiệp không nói-dối.

2-  Đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ.

3-  Đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục.

4-  Đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích.

4    khẩu đại-thiện-nghiệp này còn gọi 4 khẩu-hành- thiện (vacīsucarita).

*  Ý đại-thiện-nghiệp là đại-thiện-nghiệp do ý-môn, có 3 ý đại-thiện-nghiệp:

1-   Đại-thiện-nghiệp không tham lam của cải, tài sản của người khác.

2-   Đại-thiện-nghiệp không thù hận người khác.

3-  Đại-thiện-nghiệp chánh-kiến thấy đúng, hiểu đúng theo thật-tánh của các pháp.

3 ý đại-thiện-nghiệp này còn gọi 3 ý-hành-thiện (manosucarita).

10 đại-thiện-nghiệp này trong 8 đại-thiện-tâm gọi là manussadhamma: pháp của con người, bởi vì người thật sự cần phải có đầy đủ 10 đại-thiện-nghiệp này, để thân, khẩu, ý được trong sạch.

Chi-pháp của 10 đại-thiện-nghiệp

*   Chi-pháp của 3 thân đại-thiện-nghiệp hoặc 3 thân- hành-thiện có 2 pháp là:

–  Sammākammantacetasika: Chánh-nghiệp tâm-sở.

–  Sammā-ājīvacetasika: Chánh-mạng tâm-sở.

*   Chi-pháp của 4 khẩu đại-thiện-nghiệp hoặc 4 khẩu- hành-thiện có 2 pháp là:

–  Sammāvācācetasika: Chánh-ngữ tâm-sở.

–  Sammā-ājīvacetasika: Chánh-mạng tâm-sở.

*    Chi-pháp của 3 ý đại-thiện-nghiệp hoặc 3 ý-hành- thiện có 3 pháp là:

–   Chi-pháp của ý đại-thiện-nghiệp không tham lam hoặc ý-hành-thiện không tham lam là alobhacetasika: vô- tham tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm.

–  Chi-pháp của ý đại-thiện-nghiệp không thù hận hoặc ý-hành-thiện không thù hận là adosacetasika: vô-sân tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm.

–   Chi-pháp của ý đại-thiện-nghiệp chánh-kiến hoặc ý- hành-thiện chánh-kiến là paññācetasika: trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm hợp với trí-tuệ.

Danh từ gọi thân đại-thiện-nghiệp, khẩu đại-thiện-nghiệp

–   Thân đại-thiện-nghiệp có 3 loại là đại-thiện-nghiệp không sát-sinh, đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp, đại- thiện-nghiệp không tà-dâm.

–   Khẩu đại-thiện-nghiệp có 4 loại là đại-thiện-nghiệp không nói-dối, đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ, đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục, đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích.

Thật ra, 3 thân đại-thiện-nghiệp, 4 khẩu đại-thiện- nghiệp này phần nhiều phát sinh do nương nhờ nơi tâm, mà không liên quan trực tiếp đến thân-môn và khẩu-môn, bởi vì, 2 loại đại-thiện-nghiệp này phát sinh do tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm tránh xa 3 thân ác- nghiệp, tránh xa 4 khẩu ác-nghiệp.

Vì vậy, gọi là 3 thân đại-thiện-nghiệp hoặc 3 thân- hành-thiện, 4 khẩu đại-thiện-nghiệp hoặc 4 khẩu-hành- thiện không nương nhờ nơi thân-môn và khẩu-môn.

* Thân ác-nghiệp khác với thân đại-thiện-nghiệp như thế nào?

* Khẩu ác-nghiệp khác với khẩu đại-thiện-nghiệp như thế nào?

*    Thân ác-nghiệp có 3 loại là ác-nghiệp sát-sinh, ác- nghiệp trộm-cắp, ác-nghiệp tà-dâm. 3 thân ác-nghiệp này phát sinh do nương nhờ phần nhiều nơi thân-môn hành động, nên khác với thân đại-thiện-nghiệp, có 3 loại là đại-thiện-nghiệp không sát-sinh, đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp, đại-thiện-nghiệp không tà-dâm. 3 thân đại-thiện-nghiệp này phát sinh do tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm nương nhờ nơi tâm, mà không liên quan trực tiếp đến thân-môn.

Đó là điều khác biệt giữa thân ác-nghiệp với thân đại-thiện-nghiệp.

*   Khẩu ác-nghiệp có 4 loại là ác-nghiệp nói-dối, ác- nghiệp nói lời chia rẽ, ác-nghiệp nói lời thô tục, ác- nghiệp nói lời vô ích. 4 khẩu ác-nghiệp này phát sinh do nương nhờ phần nhiều nơi khẩu-môn nói lời, nên khác với khẩu đại-thiện-nghiệp, có 4 loại là đại-thiện-nghiệp không nói-dối, đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ, đại-thiện-nghiệp không lời thô tục, đại-thiện-nghiệp không lời vô ích. 4 khẩu đại-thiện-nghiệp này phát sinh do tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm nương nhờ nơi ý-môn, mà không liên quan trực tiếp đến khẩu-môn.

Đó là điều khác biệt giữa khẩu ác-nghiệp và khẩu đại-thiện-nghiệp.

*   Trường hợp nào thân đại-thiện-nghiệp, khẩu đại- thiện-nghiệp liên quan trực tiếp với thân-môn hành động, khẩu-môn nói lời hay không?

Tuy thân đại-thiện-nghiệp, khẩu đại-thiện-nghiệp được phát sinh phần nhiều do tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại- thiện-tâm nương nhờ nơi ý-môn, nhưng cũng có những trường hợp thân đại-thiện-nghiệp, khẩu đại-thiện-nghiệp được phát sinh do nương nhờ đến thân-môn hành động, khẩu-môn nói lời trong những trường hợp như sau:

*   Thân đại-thiện-nghiệp không sát-sinh:

Một người cận-sự-nữ tự mình làm món đồ ăn. Khi bắt con cá lên làm thịt, thấy con cá còn cử động chưa chết, người cận-sự-nữ bắt con cá ấy thả xuống sông, hồ.

Đó là thân đại-thiện-nghiệp không sát-sinh liên quan đến thân.

* Tích tiền-kiếp của bà Chánh-cung Hoàng-hậu Sujā(1) sinh làm con cò giữ gìn ngũ-giới.

Một hôm, con cò đi kiếm ăn, nhìn thấy một con cá nằm trên bãi sông, đưa mỏ kẹp con cá thì con cá liền vẫy vùng. Con cò biết con cá còn sống, nên kẹp nhẹ con cá đem xuống bỏ dưới nước cho nó bơi đi nơi khác, v.v…

Đó là trường hợp thân đại-thiện-nghiệp không sát- sinh được phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, liên quan đến thân-môn hành động.

*  Thân đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp:

Một người cận-sự-nam đi trên đường bắt gặp một gói tiền mà người đã đánh rơi. Người cận-sự-nam ấy nhặt lên, thấy một số tiền khá lớn, đem gói tiền đến trao trạm công an, nhờ ra thông báo để chủ-nhân đến nhận lại gói tiền ấy, v.v…

Đó là trường hợp thân đại-thiện-nghiệp không trộm- cắp được phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, liên quan đến thân-môn hành động.

*  Thân đại-thiện-nghiệp không tà-dâm:

Một cô gái đã từng là kỹ-nữ. Về sau, cô ấy đã nhận lời hứa hôn với một người con trai, hai người chờ ngày làm lễ thành hôn.

Một hôm, cô gái này gặp lại một người đàn ông mà cô đã từng phục vụ, nhưng lần này cô chỉ tiếp đón người đàn ông ấy như một người khách đến thăm viếng mà thôi. Đó là trường hợp thân đại-thiện-nghiệp không tà- dâm phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, liên quan đến thân-môn hành động.

Đó là những trường hợp thân đại-thiện-nghiệp được phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, liên quan đến thân-môn hành động, có chi-pháp là chánh-nghiệp tâm- sở, chánh-mạng tâm-sở tùy theo mỗi đối-tượng của mỗi thân đại-thiện-nghiệp.

* Khẩu đại-thiện-nghiệp không nói-dối:

Một người đàn ông có thói quen nghề nghiệp hay nói- dối người khác. Về sau, người đàn ông ấy gặp bậc thiện- trí trong Phật-giáo, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện- trí, phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, nhận thức thấy rõ, biết rõ rằng: nói-dối là điều tội lỗi, là ác-nghiệp đáng sợ.

Người đàn ông ấy kính xin Ngài hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới, trở thành cận-sự-nam. Từ đó về sau, người cận-sự-nam ấy giữ gìn ngũ giới cho được trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều- giới tránh xa sự nói-dối, chỉ nói lời chân thật.

* Khẩu đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ:

Một người đàn bà vốn có tính hay ganh tỵ. Khi nhìn thấy một người đàn ông và một người đàn bà thân thiết với nhau, người đàn bà ấy phát sinh tâm ganh tỵ nên lén lút tìm đến gặp người đàn ông kia để nói lời chia rẽ, rồi lén lút tìm đến người đàn bà cũng để nói lời chia rẽ, cốt làm cho người đàn ông và người đàn bà kia ngờ vực lẫn nhau rồi ghét bỏ nhau, chia tay nhau.

Về sau, người đàn bà ấy có duyên lành gặp bậc thiện- trí trong Phật-giáo, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện- trí, phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, nhận thức thấy rõ, biết rõ rằng: nói lời chia rẽ là điều tội lỗi, là ác- nghiệp đáng sợ, bởi vì, quả của ác-nghiệp ấy có hại trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp trong vị-lai.

Người đàn bà ấy kính xin Ngài hướng dẫn thọ phép quy y Tam- bảo và thọ trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla, trở thành cận-sự-nữ trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Từ đó về sau, người cận-sự-nữ ấy giữ gìn bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla (1)  cho  được  trong  sạch  và  trọn  vẹn, trong đó có điều-giới tránh xa sự nói lời chia rẽ, chỉ nói lời hòa hợp đối với mọi người.

* Khẩu đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục:

Một người đàn bà vốn có tính hay nói lời thô tục với người khác mỗi khi nổi cơn giận dữ.

Một hôm, người đàn bà ấy có duyên lành gặp bậc thiện-trí trong Phật-giáo, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, nhận thức thấy rõ, biết rõ rằng: nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) là điều tội lỗi, là ác-nghiệp đáng sợ, bởi vì, quả của ác-nghiệp ấy có hại trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp trong vị-lai.

Người đàn bà ấy kính xin Ngài hướng dẫn thọ phép quy y Tam-bảo và thọ trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla, trở thành cận-sự-nữ trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Từ đó về sau, người cận-sự-nữ ấy giữ gìn bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla cho được trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới tránh xa sự nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc), chỉ nói lời dịu ngọt, nghe êm tai.

* Khẩu đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích:

Một người đàn ông vốn có tính hay nói lời vô ích nhảm nhí, hoang đường,… làm cho người nghe mất thì giờ không đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc nào.

Một hôm, người đàn ông ấy có duyên lành gặp bậc thiện-trí trong Phật-giáo, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, nhận thức biết rằng: nói lời vô ích là điều tội lỗi, là ác-nghiệp đáng sợ, bởi vì, quả của ác-nghiệp ấy có hại trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp trong vị-lai.

Người đàn ông ấy kính xin Ngài hướng dẫn thọ phép quy y Tam-Bảo và thọ trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla, trở thành cận-sự-nam trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Từ đó về sau, người cận-sự-nam ấy giữ gìn bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla  cho  được  trong  sạch  và  trọn  vẹn, trong đó có điều-giới tránh xa sự nói lời vô ích, chỉ nói lời hữu ích đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho người nghe.

Đó là những trường hợp khẩu đại-thiện-nghiệp được phát sinh do nương nhờ nơi khẩu-môn, liên quan đến khẩu-môn nói lời, có chi-pháp là chánh-ngữ tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở tùy theo mỗi đối tượng của mỗi khẩu đại-thiện-nghiệp.

Như vậy, 3 thân đại-thiện-nghiệp và 4 khẩu đại-thiện- nghiệp này không chỉ phát sinh do tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm nương nhờ nơi ý-môn, mà còn có trường-hợp phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, nơi khẩu-môn nữa như đã trình bày.

* Vậy phân biệt thân đại-thiện-nghiệp và khẩu đại- thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi ý-môn với thân đại-thiện-nghiệp, khẩu đại-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, nơi khẩu-môn như thế nào?

Để phân biệt thân đại-thiện-nghiệp và khẩu đại- thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi ý-môn với đại- thiện-nghiệp, khẩu đại-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, nơi khẩu-môn, cần phải căn cứ vào chi-pháp của mỗi đại-thiện-nghiệp ấy.

–   Nếu chi-pháp chỉ có tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với đại-thiện-tâm thì thân đại-thiện-nghiệp, và khẩu đại-thiện-nghiệp ấy phát sinh do nương nhờ nơi ý- môn, không liên quan trực tiếp đến thân-môn, khẩu-môn.

–  Nếu chi-pháp là chánh-nghiệp tâm-sở (sammākam- mantacetasika), chánh-ngữ tâm-sở (sammāvācācetasika) chánh-mạng tâm-sở (sammā-ājīvacetasika), thì thân đại-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn, và khẩu đại-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi khẩu-môn.

 

PHẦN II – Quả khổ của ác-nghiệp, Quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp
PHẦN II – Quả của 10 đại-thiện-nghiệp

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *