Nhận Xét Về Cận-Tử-Nghiệp Và Thường-Hành-Nghiệp

 

Nếu xét về năng-lực của nghiệp thì cận-tử-nghiệp không thể có nhiều năng-lực hơn thường-hành-nghiệp, bởi vì cận-tử-nghiệp được phát sinh trong khoảng thời gian ngắn ngủi lúc lâm chung, còn thường-hành-nghiệp đã được tạo và được tích lũy trong khoảng thời gian lâu dài trong kiếp-hiện-tại. Vì vậy, thường-hành-nghiệp có nhiều năng-lực hơn cận-tử-nghiệp.

 

Tuy cận-tử-nghiệp có ít năng-lực hơn thường-hành-nghiệp, nhưng cận-tử-nghiệp này phát sinh lúc lâm chung có khả năng đem lại 1 trong 3 đối-tượng hiện-tượng là nghiệp (kamma) hoặc hiện-tượng của nghiệp (kammanimitta) hoặc hiện-tượng cõi-giới tái-sinh (gatinimitta) làm đối tượng trong cận-tử lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta), nên cận-tử-nghiệp này có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).

 

Ví dụ: Trong chuồng bò, nếu có con bò yếu đứng gần cổng chuồng, người chăn bò mở cổng chuồng, thì con bò yếu đi ra cổng trước các con bò lực lưỡng khác.

 

Cũng như vậy, cận-tử-nghiệp tuy có ít năng-lực hơn thường-hành-nghiệp nhưng cận-tử-nghiệp được phát sinh trong lúc sắp lâm chung, cho nên, sau khi chết, cận-tử-nghiệp có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).

Vì vậy, trong bộ Abhidhammasaṅgaha: Vi-Diệu- Pháp Yếu-Nghĩa, giải về nghiệp theo tuần tự cho quả, Ngài Đại-Trưởng-lão Anuruddha sắp đặt cận-tử-nghiệp trước thường-hành-nghiệp sau.

Thường-hành thiện-nghiệp
4. Kaṭattākamma: Bình-Thường-Nghiệp

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *