Giải Thích 3 Trường Hợp:
1- Hỗ-trợ-nghiệp có phận-sự hỗ-trợ cho nghiệp nào đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ, hoặc trong kiếp-hiện-tại chưa có cơ hội cho quả, thì hỗ-trợ giúp cho
nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong 2 thời kỳ:
– Thời kỳ lúc lâm chung.
– Thời kỳ sau khi đã tái-sinh, kiếp-hiện-tại cho đến trước lúc chết.
Hỗ-trợ-nghiệp đó là đại–thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) có phận-sự hỗ-trợ cho nghiệp nào đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ hoặc trong kiếp-hiện-tại chưa có cơ hội cho quả, thì hỗ-trợ cho nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 8 trường hợp là:
1- Đại-thiện-nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho đại–thiện-nghiệp đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau,
trong cõi thiện-dục-giới. (cõi người, 6 cõi trời dục-giới).
2- Đại-thiện-nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi thiện-dục-giới.
3- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới([1]).
4- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới.
5- Đại-thiện-nghiệp phát sinh bình thường trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh
kiếp sau, trong cõi thiện-dục-giới.
6- Đại-thiện-nghiệp phát sinh bình thường trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau,
trong cõi thiện-dục-giới.
7- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh bình thường trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới.
8- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh bình thường trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới.
Để giúp hiểu rõ trường hợp đại-thiện-nghiệp hoặc bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho thiện-nghiệp hoặc bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã từng tạo trong những kiếp-quá-khứ hoặc trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau.
Đức-Phật dạy như sau:
“Citte saṅkiliṭṭhe duggatiṃ paṭikaṅkhā…
Citte asaṅkiliṭṭhe sugatiṃ paṭikaṅkhā…”(1)
Lúc lâm chung tâm bị ô nhiễm,
thì bị tái-sinh trong cõi ác-giới.
Lúc lâm chung tâm không bị ô nhiễm,
thì được tái-sinh trong cõi thiện-dục-giới.
Bởi vậy cho nên, trong lúc lâm chung, tâm bị ô nhiễm do phiền-não hoặc tâm không bị ô nhiễm do bởi phiền-não, thiện-tâm trong sạch thanh tịnh đóng vai trò chính yếu hỗ-trợ cho nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau.
Giải thích 8 trường hợp:
1– Đại-thiện-nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho đại–thiện-nghiệp đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi thiện-dục-giới như thế nào?
Ví dụ: Ông A là một cận-sự-nam, nhưng ông tạo thiện-nghiệp thì ít, mà tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) thì nhiều, ông cũng là người giữ gìn ngũ-giới không được trong sạch và trọn vẹn. Cho nên, đến lúc lâm chung phiền-não phát sinh làm cho tâm của ông bị ô nhiễm, phát sinh tâm kinh hãi. Nếu ông chết trong lúc ấy thì ác-nghiệp sẽ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong
cõi ác-giới.
Khi ấy, bên cạnh ông, một người thân có trí-tuệ cứu giúp ông A được thoát ra khỏi đối tượng xấu, thay thế bằng đối tượng tốt, bằng cách kính thỉnh Ngài Đại-đức cùng với chư tỳ-khưu đến hướng dẫn ông A thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới, thỉnh chư tỳ-khưu tụng kinh Paritta (những bài kinh An-lành), thuyết pháp nhắc nhở, khuyên dạy ông A niệm ân-Đức-Phật, niệm tưởng đến phước-thiện đã từng tạo trong thời quá-khứ, …
Ông A phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam-bảo, có ngũ-giới trong sạch. Vì vậy, đối tượng xấu biến mất, tâm không còn bị ô nhiễm, đồng thời đối tượng tốt hiện ra, đại-thiện-tâm phát sinh, đại-thiện-nghiệp phát sinh lúc lâm chung này hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới, làm người trong cõi người, hoặc làm chư thiên trong cõi trời dục-giới tùy theo năng-lực của dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy
cho quả.
Đó là trường-hợp đại-thiện-nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh
kiếp sau, trong cõi thiện-dục-giới.
2- Đại-thiện-nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới như thế nào?
Ví dụ: Ông B là một cận-sự-nam có đức tin trong sạch nơi Tam-bảo, có ngũ-giới trong sạch, thường làm mọi phước-thiện như bố-thí cúng dường đến chư tỳ-khưu Tăng, … nhưng ông B không thường thực-hành pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, không theo học môn vi-diệu-pháp, nên không hiểu biết về sắc-pháp, danh-pháp, ngũ-uẩn là pháp-vô-ngã (anattā), không hiểu rõ về pháp tử sinh luân hồi của mỗi chúng-sinh, v.v…
Khi bị lâm bệnh nặng trầm trọng, không thể sống được nữa, ông B phát sinh tâm sợ chết, phải từ bỏ vợ con, nhà cửa, của cải, tài sản, v.v… nên làm cho tâm của ông B bị ô nhiễm bởi phiền-não, đối tượng xấu hiện ra. Ông B phát sinh tâm sợ hãi. Nếu ông B chết trong lúc ấy, thì khó tránh khỏi bất-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới.
Khi ấy, bên cạnh ông B, một người thân có trí-tuệ hiểu biết giáo-pháp của Đức-Phật, nhắc nhở hướng dẫn ông B thọ phép quy-y Tam-bảo, thọ trì ngũ-giới, khuyên ông B nhớ lại những phước-thiện mà ông đã từng tạo trong kiếp-hiện-tại này. Ông B phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam-bảo, có giới trong sạch, niệm tưởng lại những phước-thiện của mình.
Vì vậy, ông B sau khi chết, nhờ đại-thiện-nghiệp phát sinh lúc lâm chung hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại này có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới, sinh làm người trong cõi người hoặc hoá-sinh làm chư thiên trong cõi trời dục-giới.
Đó là trường-hợp đại-thiện-nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung, hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi thiện-dục-giới.
3- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong lúc lâm chung, hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho
quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới như thế nào?
Ví dụ: Ông C là người cận-sự-nam có đức tin trong sạch nơi Tam-bảo, giữ gìn ngũ-giới trong sạch, thường làm mọi phước-thiện như bố-thí cúng dường đến chư tỳ-khưu Tăng, v.v… nhưng không thường thực-hành pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, không theo học môn vi-diệu-pháp, nên không hiểu biết về sắc-pháp, danh-pháp, ngũ-uẩn là pháp-vô-ngã (anattā), không hiểu rõ về pháp tử sinh luân hồi của mỗi chúng-sinh, v.v…
Khi bị lâm bệnh nặng trầm trọng, không thể sống được nữa, ông C phát sinh tâm sợ chết, phải từ bỏ vợ con, của cải, tài sản,… nên làm cho tâm của ông C bị ô nhiễm bởi phiền-não, đối tượng xấu hiện ra. Ông B phát sinh tâm sợ hãi.
Khi ấy bên cạnh ông C, có người thân không có trí- tuệ, không hiểu biết giáo pháp của Đức-Phật, không biết cách cứu giúp ông C, không nhắc nhở, không khuyên bảo ông niệm tưởng lại mọi phước-thiện mà ông C đã tạo trong kiếp-hiện-tại này.
Bởi vậy cho nên, ông C sau khi chết, bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) mà ông C đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới.
Đó là trường-hợp bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới.
4- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong lúc lâm chung, hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới như thế nào?
Ví dụ: Khi còn trẻ, ông D là người không có giới, thường tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) như sát-sinh, trộm-cắp, tà-dâm, nói-dối, uống rượu và các chất say,…
Ông D sống bằng nghề giết các loài gia-súc, gia-cầm để bán thịt. Đến khi tuổi già sức yếu, thường hay bệnh hoạn ốm đau, ông D mới biết ăn năn hối lỗi, biết hổ thẹn tội lỗi, biết ghê sợ tội lỗi, nên ông D quyết định xuất gia trở thành tỳ-khưu trong Phật-giáo.
Về sau, tỳ-khưu D bị lâm bệnh nặng trầm trọng nằm trên giường, những cảnh tượng giết các loài gia-súc, gia- cầm khi còn trẻ hiện ra trong tâm của tỳ-khưu D, làm cho tâm của tỳ-khưu D bị ô nhiễm do phiền-não. Tỳ-khưu D phát sinh tâm sợ hãi, bất-thiện-nghiệp phát sinh, tâm bị ô nhiễm, đau khổ cho đến chết.
Tỳ-khưu D sau khi chết, bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp)
phát sinh lúc lâm chung hỗ-trợ bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới.
Đó là trường-hợp bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát
sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới.
5- Đại-thiện-nghiệp phát sinh bình thường trong kiếp-hiện-tại, hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi thiện-dục-giới như thế nào?
Ví dụ: Ông Đ là người có tà-kiến, thấy sai hiểu lầm, không tin tội, không tin phước, không tin có địa-ngục, không tin có các cõi trời,… Ông cho rằng: “làm tội không bị tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục, làm phước cũng không được tái-sinh kiếp sau lên cõi trời,…”
Cho nên, hàng ngày ông sinh sống bằng tà-nghiệp, giết gia-cầm để bán thịt. Công việc làm ăn không được thuận lợi.
Về sau, ông Đ đến giúp việc trong một gia đình giàu sang, theo truyền thống Phật-giáo. Hằng ngày, ông Đ thức dậy sớm lo sửa soạn các món vật thực sẵn sàng, mang theo cùng với người chủ đến chùa để cúng dường tới chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng.
Vào những ngày giới uposathasīla hằng tháng, ông Đ cũng đi theo người chủ đến chùa. Tại nơi chánh-điện người chủ ngồi xin thọ phép quy-y Tam-bảo và bát-giới uposathasīla xong, ngồi lắng nghe Ngài Đại-Đức Pháp- sư thuyết pháp. Ông Đ ngồi chờ đợi người chủ nghe pháp xong trở về nhà. Cho nên, dù muốn dù không, ông
Đ cũng ngồi lặng lẽ nghe hết thời pháp.
Hằng ngày, làm những công việc như vậy, dần dần về sau ông Đ đã có chánh-kiến, rồi từ bỏ tà-kiến, phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam-bảo, xin thọ phép quy-y Tam-
bảo và ngũ-giới, rồi giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn.
Khi ông Đ bị lâm bệnh trầm trọng, vốn đời sống độc thân, nên không lưu luyến đến ai, do không có của cải, nên không luyến tiếc đến của cải, do nhờ sống gần gũi thân cận với những người có chánh-kiến trong Phật-giáo, nên từ bỏ được tà-kiến, trở thành người có chánh-kiến, thấy đúng hiểu đúng nghiệp là của riêng mình, có đức tin trong sạch nơi Tam-bảo, có ngũ-giới trong sạch trọn vẹn.
Vì vậy, ông Đ sau khi chết, đại-thiện-nghiệp phát sinh
bình thường trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi trời dục-giới tầng cao.
Đó là trường-hợp đại-thiện-nghiệp phát sinh bình thường trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi thiện-dục-giới.
6- Đại-thiện-nghiệp phát sinh bình thường trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi thiện-dục-giới như thế nào?
Ví dụ: Ông E đã từng xuất gia trở thành tỳ-khưu trong Phật-giáo. Trong suốt thời gian xuất gia, tỳ-khưu E là người có giới hạnh trong sạch, theo học pháp học Phật-giáo, và theo thực-hành pháp-hành thiền-định mà chưa chứng đắc đến bậc thiền nào và thực-hành pháp-hành thiền-tuệ cũng chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn nào, vẫn còn là hạng phàm-nhân.
Về sau, vị tỳ-khưu E xả giới tỳ-khưu, hoàn tục trở lại
gia đình, trở thành một cận-sự-nam. Hằng ngày, ông E theo cha đi làm nghề đánh cá để nuôi sống gia đình.
Tuy ông E biết rằng: “ Đó là cách sống tà-mạng, nhưng không còn biết làm nghề nào khác.”
Vì vậy, ông E cố gắng tinh tấn mỗi ngày làm mọi phước-thiện, như bố-thí, cúng dường vật thực đến chư tỳ-khưu đi khất thực. Vào những ngày bát-giới uposathasīla hằng tháng, ông E cố gắng đi đến chùa xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới uposathasīla trong ngày hôm ấy.
Đến lúc lâm chung, tâm của ông E không bị ô nhiễm bởi phiền-não, tâm vẫn bình tĩnh sáng suốt. Cho nên, ông E sau khi chết, đại-thiện-nghiệp phát sinh bình thường trong cuộc đời người tại gia hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp mà ông đã từng tạo khi ông còn là vị tỳ-khưu trước kia cũng trong kiếp-hiện-tại này có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm chư thiên trong cõi trời dục-giới tầng cao.
Đó là trường-hợp đại-thiện-nghiệp phát sinh bình thường trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã từng tạo cũng trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi thiện-dục-giới.
7- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh bình thường
trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã từng tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới như thế nào?
Ví dụ: Cậu G được sinh trong một gia đình có đức tin
trong sạch nơi Tam-bảo, giữ gìn mọi truyền thống trong Phật-giáo. Cho nên, khi còn nhỏ, cậu G thường theo cha mẹ đến chùa làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến chư Đại đức tỳ-khưu-Tăng. Vào những ngày bát-giới uposathasīla hằng tháng, cậu G cũng đi theo cha mẹ đến chùa xin thọ phép quy-y Tam-bảo và bát-giới uposathasīla, nghe pháp, v.v…
Đến lúc trưởng thành, cậu G lập gia đình và có đông con. Cha mẹ của ông G lần lượt qua đời, nên ông không
còn nương nhờ vào cha mẹ được nữa. Hằng ngày, ông G
tự mình cố gắng làm việc vất vả để nuôi sống gia đình (vợ và các con). Cho nên, cơ hội tạo mọi phước-thiện càng ngày càng giảm dần, bởi gánh nặng gia đình càng
ngày càng thêm.
Ông G không có cơ hội làm mọi phước-thiện như trước nữa, giữ gìn ngũ-giới không được trong sạch và trọn vẹn, nhưng chưa đến nỗi tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) nặng.
Đến lúc lâm chung, tâm bị mê muội. Vì vậy, ông G sau khi chết, bất-thiện-nghiệp bình thường trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới.
Đó là trường-hợp bất-thiện-nghiệp phát sinh bình thường trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp đã từng tạo trong những kiếp-quá-khứ có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới.
8- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh bình thường trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới như thế nào?
Ví dụ: Cậu H vốn là một đứa trẻ khó dạy, hư đốn, thích gần gũi thân cận với bạn ác, thích làm việc ác như uống rượu, hút thuốc lá, chơi cờ bạc,… y ăn cắp tiền của cha mẹ để ăn chơi lêu lổng. Cha mẹ dạy y không được, nên gởi y vào chùa, nhờ quý Ngài Đại-đức, chư tỳ-khưu
dạy dỗ y nên người.
Quý Ngài Đại-đức dạy dỗ cậu H với tâm từ, tâm bi, cậu H dần dần trở nên thuần tính, biết vâng lời quý Ngài
Đại-đức, chư tỳ-khưu.
Qua một thời gian, quý Ngài cho phép cậu H được xuất gia trở thành sa-di. Vị sa-di H cố gắng tinh tấn theo học pháp học Phật-giáo, và thực-hành pháp-hành Phật-giáo có phần tiến bộ. Vì vậy, quý Ngài Đại-đức và chư tỳ-khưu-Tăng làm lễ nâng đỡ vị sa-di H lên trở thành tỳ-khưu.
Tỳ-khưu H sống gần gũi thân cận với quý Ngài Đại- đức, biết vâng lời dạy dỗ của quý Ngài Đại-đức, cho nên tỳ-khưu H có được một ít kiến thức trong Phật-giáo.
Về sau, tỳ-khưu H lại thích giao du với một số người tại gia, bạn bè cũ, rồi từ đó đức tin càng ngày càng suy giảm, tâm không còn hoan hỷ thực-hành phạm-hạnh của bậc xuất gia như trước nữa, mà muốn hoàn tục trở lại làm người tại gia. Do đó, tỳ-khưu H giữ gìn giới của mình không còn được trong sạch, cho nên tâm cảm thấy nóng nảy, chờ đợi cơ-hội hoàn tục.
Trong khi chờ đợi bạn bè tìm giúp một công việc làm, để sau khi hoàn tục, có thể làm ăn sinh sống, nhưng chưa thực hiện được ý định hoàn tục, thì tỳ-khưu H bị lâm bệnh nặng, rồi chết đột ngột.
Tỳ-khưu H sau khi chết, bất-thiện-nghiệp bình thường của tỳ-khưu H hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp mà tỳ-khưu H đã từng tạo trước khi xuất gia trở thành tỳ-khưu có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới.
Đó là trường-hợp bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh bình thường trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, trong cõi ác-giới.
[1] Cõi ác-giới có 4 cõi: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh.
1 Maj. Mūlapaṇṇāsa. Kinh Vatthasutta.