Thời Kỳ Tử (Cuti) và Tái-sinh (Paṭisandhi)

 

Mỗi kiếp của chúng-sinh bắt đầu từ tái-sinhtâm (paṭisandhicitta) với quả-tâm nào của thiện-tâm nào hoặc bất-thiện-tâm nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhi-citta) làm phận-sự tái-sinh (paṭisandhikicca) chỉ 1 sát-na tâm xong rồi diệt, rồi chính quả-tâm ấy làm phận-sự hộ-kiếp (bhavaṅgakicca) giữ gìn, hộ trì kiếp sống của chúng-sinh ấy đến hết tuổi thọ hoặc hết nghiệp-hỗ-trợ, rồi cuối cùng cũng chính quả-tâm ấy làm phận-sự tử (cutikicca) chấm dứt cuối cùng của một kiếp chúng-sinh.

 

Ví dụ: Chúng-sinh ấy là loài người, người ấy trong

lúc lâm chung (maraṇāsannakāla) có 1 trong 3 đối-tượng hiện tượng hiện ra: nghiệp (kamma), hoặc hiện tượng của nghiệp (kammanimitta), hoặc hiện tượng cõi-giới sắp tái-sinh (gatinimitta). Hiện tượng này là đối tượng của lộ-trình-tâm lúc lâm chung (maraṇāsanna-vīthicitta).

 

Đồ Biểu Ngũ-Môn Cận-Tử Lộ-Trình-Tâm

 

(Lộ-trình-tâm lúc lâm chung theo 5 giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân).

 

Ngũ-môn cận-tử lộ-trình-tâm khi tử (chết) và tái-sinh

kiếp sau:

 

1- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm                     viết tắt (bha)

2- Atītabhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quá khứ      vt (ati)

3- Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động         vt (na)

4- Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị cắt            vt (da)

5-Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn-hướng-tâm  vt (pañ)

6-Pañcaviññāṇacitta: Ngũ-thức-tâm: (nhãn-thức-tâm, nhĩ- thức-tâm, tỷ-thức-tâm, thiệt-thức-tâm,thân-thức-tâm) vt (viñ)

7- Sampaticchanacitta: Tiếp-nhận-tâm               vt (sam)

8- Santīraṇacitta: Suy-xét-tâm                              vt (san)

9- Voṭṭhabbanacitta: Quyết-định-tâm                   vt (vot)

10- Javanacitta: Tác-hành-tâm                            vt (ja)

11- Tadārammaṇacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm       vt (ta)

12- Cuticitta: Tử-tâm (kiếp-hiện-tại)                vt (cu)

13- Paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm (kiếp sau)     vt (paṭi)

14-Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm                          vt (bha)

 

 

 

 

 

 

 

Đồ Biểu Ý-môn Cận Tử Lộ-trình-tâm

 

 

(Những chữ viết tắt giống đồ biểu ngũ môn cận tử lộ-trình-tâm, chỉ còn Manodvārāvajjanacitta: Ý-môn hướng tâm, viết tắt (ma)).

 

Kiếp-hiện-tại tử > kiếp sau sinh không có khoảng cách thời gian chờ đợi

 

Qua cận-tử lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta) đối với tất cả chúng-sinh đến khi cuticitta: tử-tâm diệt (chết), liền tiếp theo sau paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm, không có khoảng cách thời gian chờ đợi.

 

* Cuticitta: Tử-tâm (chết) là quả-tâm cuối cùng của mỗi kiếp chúng-sinh diệt, ở đây có nghĩa là chuyển kiếp, tử (chết) chấm dứt kiếp-hiện-tại của một chúng-sinh.

 

* Paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâmquả-tâm đầu tiên của mỗi kiếp chúng-sinh sinh, ở đây có nghĩa là sự bắt đầu một kiếp-hiện-tại của mỗi chúng-sinh nói chung.

 

* 19 tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta)

 

Tái-sinhtâm (Paṭisandhicitta) gồm có 19 quả-tâm làm phận-sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) bắt đầu kiếp-hiện-tại của mỗi chúng-sinh trong tam-giới như sau:

 

– 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của 11 bất-thiện-tâm (ác-tâm) (không có si-tâm hợp với phóng tâm), thuộc về bất-thiện-quả vô-nhân-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh kiếp sau

(paṭisandhikicca) bắt đầu kiếp-hiện-tại trong 4 cõi ác-giới là địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, thuộc về hạng duggati-ahetuka-puggala: chúng sinh vô-nhân cõi ác-giới.

– 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm có ít năng-lực, thuộc về thiện-quả vô-nhân-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) bắt đầu kiếp-hiện-tại trong cõi thiện-dục-giới là cõi người một số chư-thiên trong cõi trời Tứ-đại-thiên-vương, thuộc hạng sugati-ahetuka-puggala: chúng-sinh vô-nhân cõi thiện-giới đó là người hoặc một số chư-thiên đui mù, câm điếc, tật nguyền từ khi tái-sinh.

 

– 8 dục-giới đại-quả-tâm là quả của 8 dục-giới đại- thiện-tâm có nhiều năng-lực, gọi là tái-sinh-tâm (paṭi-sandhicitta) làm phận-sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi-kicca) bắt đầu kiếp-hiện-tại trong cõi thiện-dục-giới là cõi người 6 cõi trời dục-giới, thuộc về hạng tihetuka-puggala: người hoặc chư-thiên có tam-nhân và dvihetuka-puggala: người hoặc chư-thiên có nhị-nhân.

 

– 5 sắc-giới quả-tâm là quả của 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh (hóa-sinh) (paṭisandhikicca), bắt đầu kiếp-hiện-tại phạm-thiên trong 15 tầng trời cõi sắc-giới phạm-thiên.

 

– 4 vô-sắc-giới quả-tâm là quả của 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh (hóa-sinh) (paṭisandhikicca), bắt đầu kiếp-hiện-tại phạm-thiên trong 4 tầng trời cõi vô-sắc-giới phạm-thiên.

 

 

 

 

* Hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta)

 

Hộ-kiếp-tâm (Bhavaṅgacitta) gồm có 19 quả-tâm giống như 19 tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta), bởi vì sau khi quả-tâm nào đã làm phận-sự tái-sinh (paṭi-sandhikicca) 1 sát-na-tâm xong rồi diệt, liền chính quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) tiếp tục làm phận-sự hộ-kiếp (bhavaṅgakicca) hộ trì, giữ gìn, duy trì kiếp chúng-sinh ấy cho đến hết tuổi thọ tại nơi cõi-giới ấy.

 

* Tử-tâm (cuticitta)

 

Tử-tâm (cuticitta) gồm có 19 quả-tâm giống như 19 tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) và 19 hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta), bởi vì sau khi quả-tâm nào làm phận-sự hộ-kiếp (bhavaṅgakicca) hộ trì, giữ gìn, duy trì kiếp chúng-sinh ấy cho đến hết tuổi thọ tại cõi giới ấy, cũng chính quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận-sự chuyển kiếp (chết) (cutikicca) chấm dứt kiếp-hiện-tại của chúng sinh ấy tại cõi-giới ấy.

 

Như vậy, mỗi chúng-sinh bắt đầu với một quả-tâm nào làm phận-sự tái-sinh (paṭisandhikicca) chỉ có 1 sát-na sinh, bắt đầu kiếp-hiện-tại rồi diệt, tiếp theo cũng quả-tâm ấy làm phận-sự hộ-kiếp (bhavaṅgakicca) giữ gìn, duy trì kiếp-hiện-tại theo tuổi thọ hoặc theo hỗ-trợ-nghiệp của chúng-sinh ấy cho đến hết tuổi thọ, rồi cuối cùng của kiếp-hiện-tại cũng chính quả-tâm ấy làm phận-sự tử (cutikicca) chuyển kiếp (chết) chấm dứt kiếp-hiện-tại của một chúng-sinh.

 

Mỗi kiếp chúng-sinh chỉ có 1 loại quả-tâm làm phận-sự tái-sinh, rồi làm phận-sự hộ-kiếp và cuối cùng phận-sự tử cùng trong một kiếp mà thôi.

Nếu mỗi chúng-sinh đã trải qua vòng tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, từ kiếp này sang kiếp khác, thì chắc chắn tử-tâm của kiếp này khác với tái-sinh-tâm của kiếp kia, bởi vì thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) khác nhau, nên cho quả-tâm khác nhau.

 

 

 

 

 

Căn cứ theo cận-tử lộ-trình-tâm của mỗi kiếp chúng-sinh, thì thấy rõ rằng: “Kiếp này chết rồi liền tái-sinh kiếp kia không có khoảng cách thời gian chờ đợi ”.

 

Ví dụ 1: Ông A là người phạm giới, không có giới, thường tạo ác-nghiệp. Đến lúc lâm chung, hiện tượng của ác-nghiệp phát sinh làm cho tâm của ông A bị ô nhiễm.

 

Ông A sau khi chết, nếu ác-nghiệp có cơ hội cho quả thì liền tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới ví như sinh làm loài ngạ-quỷ, không có khoảng cách thời gian chờ đợi.

 

Như vậy, sau khi ông A chết, chính ác-nghiệp của ông A cho quả tái-sinh kiếp sau làm loài ngạ-quỷ, không phải ông A chết, rồi đi tái-sinh làm loài ngạ-quỷ.

 

Ví dụ 2: Ông B là người cận-sự-nam đã thọ phép quy y Tam-bảo, thọ trì ngũ-giới… có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, giữ gìn ngũ-giới của mình trong sạch và trọn vẹn, tin nghiệp và quả của nghiệp. Đến lúc lâm chung, hiện tượng của thiện-nghiệp phát sinh làm cho tâm của ông hoan hỷ trong thiện-nghiệp ấy.

 

Cho nên, ông B sau khi chết, đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới, hoá-sinh làm vị thiên-nam trong cõi trời dục-giới, có lâu đài nguy nga, có hào quang sáng ngời v.v…,không có khoảng cách thời gian chờ đợi.

 

Như vậy, ông B sau khi chết, chính đạithiện-nghiệp của ông B cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam, không phải ông B chết, rồi đi tái-sinh làm vị thiên-nam.

 

Thực ra, trong vòng tử sinh luân hồi của mỗi chúng-sinh trong ba giới bốn loài, từ kiếp này sang kiếp kia chỉ có quan hệ liên đới với nhau bằng thiện-nghiệp, ác-nghiệp của mỗi chúng-sinh ấy mà thôi.

 

Tất cả mọi thiện-nghiệp, mọi ác-nghiệp dù nhẹ dù nặng cũng được lưu-trữ đầy đủ ở trong tâm, mà tâm thì luôn luôn sinh rồi diệt liên tục không ngừng, từ kiếp này sang kiếp kia trong vòng tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

 

Thật vậy, chư Đức-Bồ-tát nếu có ý nguyện muốn trở thành bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường, hoặc bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác, hoặc bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, hoặc Đức-Phật Độc-Giác, hoặc Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì mỗi Đức-Bồ-tát ấy cần phải cố gắng tinh tấn không ngừng tạo các pháp-hạnh ba-la-mật tuỳ theo ý nguyện của mình cho được đầy đủ trọn vẹn, mới mong thành tựu được như ý nguyện của mình.

 

* Để trở thành bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường thì Đức-Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường cần phải cố gắng tinh tấn không ngừng tạo 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ(1) suốt khoảng thời gian dưới 100 ngàn đại-kiếp trái đất, trải qua vô số kiếp tích lũy 10 pháp-

hạnh ba-la-mật bậc hạ suốt trong vòng tử sinh luân hồi trong tam-giới.

 

Đến khi 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ được tích lũy đầy đủ và trọn vẹn, Đức-Bồ-tát thanh-văn-giác bậc thường ấy sinh ra trong thời kỳ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, được nghe chánh-pháp của Đức-Phật, Đức-Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường ấy có khả năng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán bậc thường, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

 

Cũng tương tự như vậy:

 

* Để trở thành bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác thì Đức-Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác cần phải cố gắng tinh tấn không ngừng tạo 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ suốt khoảng thời gian 100 ngàn đại-kiếp trái đất, trải qua vô số kiếp tích lũy 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ suốt trong vòng tử sinh luân hồi trong tam-giới.

 

Đến khi 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ được tích lũy đầy đủ và trọn vẹn, Đức-Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác ấy trực tiếp đến hầu Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, lắng nghe chánh-pháp, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ liền dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt được

mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán gọi là bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác, đúng như ý nguyện trong tiền-kiếp được Đức-Phật

quá-khứ đã thọ ký.

 

* Để trở thành nhị vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-

giác thì nhị vị Đức-Bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác cần phải cố gắng tinh tấn không ngừng tạo 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ suốt khoảng thời gian 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, trải qua vô số kiếp tích lũy 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ suốt trong vòng tử sinh luân hồi trong tam-giới.

 

Đến khi 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ được tích lũy đầy đủ và trọn vẹn, nhị vị Đức-Bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác ấy chắc chắn trực tiếp đến hầu Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, lắng nghe chánh-pháp, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ liền dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn diệt-đoạn-tuyệt được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán gọi là bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, đúng như ý nguyện mà tiền-kiếp của Ngài đã được Đức-Phật quá-khứ đã thọ ký.

 

Mỗi Đức-Phật chỉ có 2 Vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác mà thôi.

 

* Để trở thành Đức-Phật Độc-Giác thì Đức-Bồ-tát Độc-giác cần phải cố gắng tinh tấn không ngừng tạo 20 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung suốt khoảng thời gian 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, trải qua vô số kiếp tích lũy 20 pháp-hạnh ba-la-mật suốt trong vòng tử sinh luân hồi trong tam-giới.

 

Đến khi 20 pháp-hạnh ba-la-mật được tích lũy đầy đủ trọn vẹn, Đức-Bồ-tát Độc-giác sinh ra trong thời kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian. Đức-Bồ-tát Độc-giác đi xuất gia, không có thầy chỉ giáo, tự mình có khả năng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, gọi là Đức-Phật Độc-Giác, bởi vì Đức-Phật Độc-Giác tự mình chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, nhưng không thể chỉ dạy cho chúng sinh khác chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, y như Đức-Phật Độc-Giác đã chứng ngộ được.

 

Đức-Phật Độc-Giác có thể có nhiều Đức-Phật cùng một thời xuất hiện trên thế gian.

 

* Để trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt, thì Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-giác có trí-tuệ siêu-việt (hơn đức-tin và tinh-tấn) như Đức-Bồ-tát tiền kiếp của Đức-Phật Gotama của chúng ta, cần phải cố gắng tinh tấn không ngừng tạo 30 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng trải qua 3 thời kỳ.

 

– Thời kỳ đầu: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-giác có trí-tuệ siêu-việt phát nguyện ở trong tâm có ý nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác suốt thời gian 7 a-tăng-kỳ thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật.

 

– Thời kỳ giữa: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-giác có trí-tuệ siêu-việt phát nguyện ra bằng lời nói để cho chúng-sinh nghe hiểu rõ ý nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác của Ngài, rồi tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt thời gian 9 a-tăng-kỳ.

 

– Thời kỳ cuối: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-giác có trí-

tuệ siêu-việt tiền-kiếp của Đức-Phật Gotamakiếp

Đức-Bồ-tát Đạo-sĩ Sumedha được Đức-Phật Dīpaṅkara

thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

 

“ Trong thời vị lai còn 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, vị Đạo-sĩ Sumedha này sẽ trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama,…”

 

Sau khi Đức-Bồ-tát Đạo-sĩ Sumedha được Đức-Phật Dīpaṅkara đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đai-kiếp trái đất nữa. Từ đó về sau, Đức-Bồ-tát trở thành Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-giác cố-định (niyatabodhisatta) tiếp tục thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật, bồi bổ tích-luỹ cho được đầy đủ trọn vẹn.

 

Trong khoảng thời gian 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, 24 Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác theo tuần tự xuất hiện trên thế gian, Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đều đến hầu đảnh lễ mỗi Đức-Phật ấy và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại theo tuần tự như sau:

 

Đức-Phật Dīpaṅkara đầu tiên thọ ký, tiếp theo Đức-Phật Koṇḍañña, Đức-Phật Maṅgala, Đức-Phật Sumana, Đức-Phật Revata, Đức-Phật Sobhita, Đức-Phật Anomadassī, Đức-Phật Paduma, Đức-Phật Nārada, Đức-Phật Padumuttara, Đức-Phật Sumedha, Đức-Phật Sujāta, Đức-Phật Piyadassī, Đức-Phật Atthadassī, Đức-Phật Dhammadassī, Đức-Phật Siddhattha, Đức-Phật Tissa, Đức-Phật Phussa, Đức-Phật Vipassī, Đức-Phật Sikhī, Đức-Phật Vesabhū, Đức-Phật Kakusandha, Đức-Phật Koṇāgamana, Đức-Phật Kassapa Đức-Phật thứ 24 cuối cùng thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

 

“ Trong thời vị lai, cùng kiếp trái đất Bhaddakappa

này, vị tỳ-khưu Jotika này sẽ trở thành Đức-Phật-Chánh-

Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama….”

 

Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama trải qua vô số kiếp thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật được tích-luỹ đầy đủ trọn vẹn cho đến kiếp chót là kiếp Đức-Bồ-tát

Thái-tử Siddhattha lên ngôi vua năm 16 tuổi. Đức-vua Bồ-tát Siddhattha xuất gia năm 29 tuổi.

 

Đức-Bồ-tát Siddhattha thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên-tật, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán đầu tiên gọi là Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác, độc nhất vô nhị, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian.

 

Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ chúng sinh có duyên lành nên tế độ cũng chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế y theo Đức-Phật đã chứng ngộ, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân bậc nào   tuỳ theo các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi hàng thanh-văn đệ-tử.

 

Như vậy, chúng sinh là Đức-Bồ-tát (Bodhisatta) có trí-tuệ sáng suốt, có mục đích cứu cánh cuối cùng Niết-bàn, nên khi Đức-Bồ-tát cố gắng tinh tấn thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật, đó là đại-thiện-nghiệp pháp-hạnh ba-la-mật được tích lũy trong tâm từ kiếp này sang kiếp khác, cho đến khi các pháp-hạnh ba-la-mật được đầy đủ trọn vẹn theo ý nguyện, rồi cuối cùng đạt đến mục đích cứu cánh là tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

 

Những chúng-sinh nào không phải là Đức-Bồ-tát không có mục đích cứu cánh cuối cùng là Niết-bàn, thì sự tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài từ vô thủy cho đến vô chung.

 

Mỗi kiếp chúng sinh tạo các thiện-nghiệp, các ác-nghiệp rồi lại lưu-trữ trong tâm, khi thì đại-thiện-nghiệp có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới, hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp ấy, khi thì ác-nghiệp có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy.

 

Cho nên, những chúng sinh ấy tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài từ vô thuỷ đến vô chung.

 

Trong vô số kiếp tử sinh luân hồi của mỗi chúng-sinh từ kiếp này sang kiếp khác chỉ có quan hệ liên đới với nhau do các loại thiện-nghiệp, ác-nghiệp mà thôi, hoàn toàn không liên quan đến phần thân của mỗi kiếp.

 

Thân bị thay đổi theo mỗi kiếp khác nhau do năng lực quả của đại-thiện-nghiệp, sắc-giới thiện-nghiệp, và ác-nghiệp của mỗi chúng sinh.

1 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ: 1) Bố-thí ba-la-mật. 2) Giữ-giới ba-la-mật. 3) Xuất-gia ba-la-mật. 4) Trí-tuệ ba-la-mật. 5) Tinh-tấn ba-la-mật. 6) Nhẫn-nại ba-la-mật. 7) Chân-thật ba-la-mật. 8) Phát-nguyện ba-la-mật. 9) Tâm-từ ba-la-mật. 10) Tâm-xả ba-la-mật.

4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả trong 2 thời kỳ
Tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *