Hãm-hại-nghiệp có phận-sự ngăn cản nghiệp đối nghịch khác không cho có cơ hội cho quả của nó

1- Hãm-hại-nghiệp có phận-sự ngăn cản nghiệp đối nghịch khác không cho có cơ hội cho quả của nó, có 2 trường hợp:

1.1- Đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại hãm hại, ngăn cản bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) không cho có cơ hội cho quả của nó. 

1.2- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại hảm hại, ngăn cản đại-thiện-nghiệp không cho có cơ hội cho quả của nó.

Giải thích 2 trường hợp:

1.1- Đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại, hãm hại, ngăn cản bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) không cho có cơ hội cho quả của nó như thế nào?

Ví dụ: Khi chưa gặp được bậc thiện-trí, ông A thường thân cận, gần gũi với các người ác, bắt chước theo các người ác, nên ông đã tạo mọi ác-nghiệp như sát-sinh, trộm-cắp, tà-dâm, nói dối, uống rượu và các chất say…

Về sau, ông A gặp được bậc thiện-trí, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, nên phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam-bảo. Ông A xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới.

Sau khi thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới, ông A trở thành người biết hổ thẹn tội-lỗi, biết ghê sợ tội-lỗi, tin nghiệp và quả của nghiệp, cho nên, ông A  giữ gìn ngũ-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, cố gắng tạo mọi thiện-nghiệp như bố-thí, giữ giới, thực- hành pháp-hành thiền-định, nhưng chưa chứng đắc bậc thiền nào, và cũng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ mà chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, vẫn còn là hạng phàm-nhân.

Đến lúc lâm chung, ông A nằm bình tĩnh, tâm trí sáng suốt, hoan hỷ với những thiện-nghiệp của mình đã tạo.

Ông A sau khi chết, đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam trong cõi trời dục- giới, hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời ấy.

Đó là trường-hợp đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại hãm hại, ngăn cản những bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong thời gian trước, không có cơ hội cho quả của nó.

1.2- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại hãm hại, ngăn cản đại-thiện-nghiệp không cho có cơ hội cho quả của nó như thế nào?

Ví dụ: Cậu B là người được sinh trưởng trong gia đình theo truyền thống Phật-giáo. Khi còn nhỏ ở nhà, cậu được cha mẹ dạy dỗ biết tụng kinh lễ bái Tam-bảo, lúc đến chùa, cha mẹ dạy cậu biết đảnh lễ Đức-Phật, biết đảnh lễ chư tỳ-khưu-Tăng, biết dâng những thứ vật dụng… đến chư tỳ-khưu, sa-di.

Khi lớn lên được 10 tuổi, cha mẹ chấp thuận cho phép cậu xuất gia trở thành sa-di, ở trong chùa theo học pháp- học Phật-giáo. Đến khi vị sa-di B tròn 20 tuổi, chư tỳ-khưu-Tăng cho phép làm lễ nâng vị sa-di B trở thành tỳ-khưu. Tỳ-khưu B cố gắng tinh tấn thích học pháp-học Phật-giáo, thích thực-hành pháp-hành-giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, nên mọi thiện-pháp được phát triển.

Về sau, tỳ-khưu B có đức tin càng ngày càng giảm dần, nên không còn muốn học pháp-học Phật-giáo và không còn muốn thực-hành pháp-hành như trước nữa. Do đó, tỳ-khưu B xin xả giới tỳ-khưu hoàn tục, xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới trở thành người cận-sự-nam, trở về nhà sống tại gia.

Cận-sự-nam B có vợ và có nhiều con, khi cha mẹ đã qua đời, gia đình cận-sự-nam B không còn nhờ cậy cha mẹ được nữa. Gia đình lâm vào cảnh nghèo khổ, túng thiếu, cận-sự-nam B phải làm lụng vất vả suốt ngày đêm, để nuôi vợ và các con. Do làm nghề giết hại gia súc, gia cầm bán thịt… cho nên, cận-sự-nam B giữ gìn ngũ-giới của mình không còn trong sạch như trước.

Tuy làm bằng tà-nghiệp, sống bằng tà-mạng, nhưng gia đình cận-sự-nam B vẫn nghèo khổ, thiếu thốn.

Đến lúc sắp lâm chung, cận-sự-nam B cảm thấy khổ thân, khổ tâm vô cùng, tâm bị ô nhiễm. Cận-sự-nam B sau khi chết, bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy.

Đó là trường-hợp bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại trong thời gian sau, hãm hại, ngăn cản đại-thiện-nghiệp đã được tạo kiếp-hiện-tại trong thời gian trước không cho có cơ hội cho quả của nó.

2- Hãm-hại-nghiệp có phận-sự kìm hãm nghiệp đối nghịch đã có cơ hội cho quả rồi, thì làm cho suy yếu tiềm năng cho quả, có 2 trường hợp:

2.1- Đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại có phận-sự kìm hãm bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã có cơ hội cho quả rồi, thì làm cho suy yếu tiềm năng cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy.

2.2- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại, có phận-sự kìm hãm đại-thiện-nghiệp đã có cơ hội cho quả rồi, thì làm cho suy yếu tiềm năng cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

3. Upapīḷakakamma: Hãm-Hại-Nghiệp
Hãm-hại-nghiệp có phận-sự kìm hãm nghiệp đối nghịch đã có cơ hội cho quả rồi, thì làm cho suy yếu tiềm năng cho quả

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *