2- Kāmāvacarakusalakamma: Dục-Giới Đại Thiện-Nghiệp
Phần 10 ác-nghiệp và quả của 10 ác-nghiệp đã giải thích xong, tiếp theo giải thích 10 dục-giới đại-thiện-nghiệp và quả của 10 dục-giới đại-thiện-nghiệp.
Dục-giới đại-thiện-nghiệp
Đức-Phật dạy: “Cetanā’haṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā”(1).
Này chư tỳ-khưu! Sau khi đã có tác-ý, rồi mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Vì vậy, Như-lai dạy “ tác-ý giới gọi là nghiệp.” Vậy, tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) gọi là nghiệp (kamma).
Dục-giới đại-thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 dục-giới đại-thiện-tâm tạo dục-giới đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.
Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm (Kāmāvacarakusalacitta).
Dục-giới đại-thiện-tâm còn gọi là mahākusalacitta: đại-thiện-tâm có 8 tâm:
1- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.
Dục-giới đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động.
2- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.
Dục-giới đại-thiện-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, cần tác-động.
3- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.
Dục-giới đại-thiện-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí, không cần tác-động.
4- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.
Dục-giới đại-thiện-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí, cần tác-động.
5- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.
Dục-giới đại-thiện-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí, không cần tác-động.
6- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.
Dục-giới đại-thiện-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí, cần tác-động.
7- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.
Dục-giới đại-thiện-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí, không cần tác-động.
8- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.
Dục-giới đại-thiện-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí, cần tác-động.([1])
Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 dục-giới đại-thiện-tâm tạo 10 dục-giới đại-thiện-nghiệp do nương nhờ 3 môn: thân-môn, khẩu-môn, ý-môn.
10 đại-thiện-nghiệp phân loại theo 3 môn:
(1) Aṅg. chakkanipāta, kinh Nibbedhikasutta
[1] Xem phần giảng giải trong quyển “Vi-diệu-pháp hiện thực trong cuộc sống” trang 74, cùng soạn giả.